Tại sao cần có tôn giáo trong đời?

Status
Not open for further replies.

thang em 2k

Senior Member
Tôn giáo
Đi xa nhà làm việc một mình khiến mình thấy cô đơn quá. Nay lên post một bài viết về hoàn cảnh của mình nhìn từ góc độ tôn giáo :D

Ngày nay, ít nhất là ở Việt Nam chủ nghĩa nhân văn đã dần thay thế vị trí của tôn giáo. Nho giáo biến mất (vì đâu còn vua và sĩ phu), Đạo giáo ít ảnh hưởng, chỉ còn lại một nhóm Phật giáo, Kitô giáo...

Chủ nghĩa nhân văn là gì? Hiểu đơn giản tinh thần đó là đặt sự hạnh phúc của nhân loại là mục đích tối thượng và con người nên dựa vào lý tính thay vì thần linh.

Khi giới trẻ Việt Nam có gặp vấn đề cuộc sống hay tâm trạng, họ thiên về tìm kiếm giải pháp từ tâm lý học hay kiến thức self help. Hoặc cũng có thể là lên Voz post bài như chênh vênh tuổi 30, trầm cảm tuổi xx, 30 tuổi chưa có nhà, xe thấy loser quá... :LOL: Từ quan sát của mình phản hồi của cả người hỏi lẫn người trả lời đều có ảnh hưởng lớn từ chủ nghĩa nhân văn đối với tâm hồn. Đại khái là khuyên thớt cứ cố gắng, trời không phụ lòng ,đừng so sánh mang mệt v.v

Nhưng đối với mình, chủ nghĩa nhân văn đối với mình nhiều nhất cũng chỉ giống với Nho giáo ngày xưa, tức là chỉ có thể làm thỏa mãn cảm giác trách nhiệm cuộc đời và sự thắc mắc thế giới, nhưng không thể an ủi tâm hồn. Nó chỉ có thể giải đáp rằng con người nên sống như thế nào nhưng không thể loại bỏ nỗi sợ cái chết của con người.

Điều đáng lo sợ nhất của cái chết không phải là con người sẽ chết mà là sự hư vô. Sau khi chết tất cả chỉ còn là hư vô. Vậy mỗi người đều sẽ chết, mọi thứ đều sẽ thành hư vô. Vậy thì cuộc sống có ý nghĩa gì??? Nếu tôi cố gắng làm lụng vất vả vì mục đích gì. Lỡ nếu tôi cố mãi vẫn nghèo kiết xác hay tôi hẹo sớm thì hóa ra công sức của tôi là vô nghĩa à? Hoặc kể cả khi tôi đạt được những thứ mà tôi đã chạy theo cả đời, khi cảm giác thỏa mãn qua đi thì tôi còn lại gì... Đó là cái làm con người sợ nhất. Và cũng là vì sao có những người sẽ tự tử vì không chịu được nỗi sợ hư vô.

Phật giáo quan niệm đời là bể khổ, dẫn dắt con người thoát ra khỏi nỗi khổ thế gian. Kito giáo, hồi giáo cho con người niềm tin khi họ qua đời, có thể được dẫn dắt sang thế giới bên kia, những nỗ lực trong đời họ sẽ được Chúa ghi nhận và đưa họ lên thiên đàng.. hoặc cũng có thể trở thành quỷ thần tiếp tục ảnh hưởng trần gian. Những người theo đạo có đời sống tinh thần phong phú, thờ cúng trong cộng đồng người quen. Vì nỗi sợ hư vô sinh ra từ sự cô đơn. Khi người ta đoàn kết trong cuộc sống tập thể bằng cách thờ cúng cùng nhau họ sẽ không còn thấy cô đơn, lãng quên đi nỗi sợ hư vô.

Haiz, có lẽ đối với mình, một người mê tín sùng đạo giống như là đang dùng thuốc phiện tinh thần vậy. Nhưng ít ra họ cảm thấy rất hạnh phúc. Còn những người luôn tràn đầy tinh thần nhân văn (như mình chẳng hạn) thì đôi lúc lại cảm thấy hư vô.
 
Tôn giáo
Xứ Lừa ak. Giống thằng lông Mao, thay thế hình ảnh thánh thần, tín ngưỡng trong nhân dân… bằng hình ảnh của nó.
Đó là cái cản sộng muốn làm dưới chiêu bài chống mê tín dị đoan.
Ngày nay, thay vì nhân danh hình ảnh con người, đất nước, chế độ đi thuyết giảng những cái hay, điều đẹp, thì bọn nó xử dụng trò khích đểu, gây war, dưới cái gọi là tinh thần dông tật nghễ ngão.. để kích cái vitamin hung hăng trong người một lũ.. vốn đã đéo còn tý nhân lễ nghĩa nào vì bị đui mù với các lý tưởng và niềm tin tôn giáo, lễ nghĩa làm người tốt đẹp. Rất dễ và rất có hiệu quả
 
Xứ Lừa ak. Giống thằng lông Mao, thay thế hình ảnh thánh thần, tín ngưỡng trong nhân dân… bằng hình ảnh của nó.
Đó là cái cản sộng muốn làm dưới chiêu bài chống mê tín dị đoan.
Ngày nay, thay vì nhân danh hình ảnh con người, đất nước, chế độ đi thuyết giảng những cái hay, điều đẹp, thì bọn nó xử dụng trò khích đểu, gây war, dưới cái gọi là tinh thần dông tật nghễ ngão.. để kích cái vitamin hung hăng trong người một lũ.. vốn đã đéo còn tý nhân lễ nghĩa nào vì bị đui mù với các lý tưởng và niềm tin tôn giáo, lễ nghĩa làm người tốt đẹp. Rất dễ và rất có hiệu quả
Mình chưa hiểu ý của bạn lắm?
 
Tôn giáo
Xứ Lừa ak. Giống thằng lông Mao, thay thế hình ảnh thánh thần, tín ngưỡng trong nhân dân… bằng hình ảnh của nó.
Đó là cái cản sộng muốn làm dưới chiêu bài chống mê tín dị đoan.
Ngày nay, thay vì nhân danh hình ảnh con người, đất nước, chế độ đi thuyết giảng những cái hay, điều đẹp, thì bọn nó xử dụng trò khích đểu, gây war, dưới cái gọi là tinh thần dông tật nghễ ngão.. để kích cái vitamin hung hăng trong người một lũ.. vốn đã đéo còn tý nhân lễ nghĩa nào vì bị đui mù với các lý tưởng và niềm tin tôn giáo, lễ nghĩa làm người tốt đẹp. Rất dễ và rất có hiệu quả
Lợi dụng tôn giáo để kích động là ô đúng k? :byebye:

via theNEXTvoz for iPhone
 
Tôn giáo
Cứ hướng đến điều tốt đẹp, thế giới thì rộng lớn, cớ sao lại bó buộc bản thân vào một thứ tôn giáo nào đó cụ thể?
 
Các ông không để ý khai sinh, ...đa phần cột tôn giáo điền chữ không to chà bá ấy à
T chả theo đạo nào hết, sống theo hiến pháp và pháp luật cho lành
Đó là cái tôi đang nói đến đó còn gì. Đa phần người vn không theo tôn giáo. Thường cũng dc dạy theo kiểu chỉ có trên đời chỉ có con người, khoa học.. chỉ có ánh sáng Đảng chứ thần linh clg :D Mình hay nhìn người theo đạo kiểu mê tín, truyền thuyết vô lý vl mà cũng tin. Nhưng thực ra tôn giáo cũng có rất nhiều điều tốt, mà như tôi đã phân tích trên post
 
Đi xa nhà làm việc một mình khiến mình thấy cô đơn quá. Nay lên post một bài viết về hoàn cảnh của mình nhìn từ góc độ tôn giáo :D

Ngày nay, ít nhất là ở Việt Nam chủ nghĩa nhân văn đã dần thay thế vị trí của tôn giáo. Nho giáo biến mất (vì đâu còn vua và sĩ phu), Đạo giáo ít ảnh hưởng, chỉ còn lại một nhóm Phật giáo, Kitô giáo...

Chủ nghĩa nhân văn là gì? Hiểu đơn giản tinh thần đó là đặt sự hạnh phúc của nhân loại là mục đích tối thượng và con người nên dựa vào lý tính thay vì thần linh.

Khi giới trẻ Việt Nam có gặp vấn đề cuộc sống hay tâm trạng, họ thiên về tìm kiếm giải pháp từ tâm lý học hay kiến thức self help. Hoặc cũng có thể là lên Voz post bài như chênh vênh tuổi 30, trầm cảm tuổi xx, 30 tuổi chưa có nhà, xe thấy loser quá... :LOL: Từ quan sát của mình phản hồi của cả người hỏi lẫn người trả lời đều có ảnh hưởng lớn từ chủ nghĩa nhân văn đối với tâm hồn. Đại khái là khuyên thớt cứ cố gắng, trời không phụ lòng ,đừng so sánh mang mệt v.v

Nhưng đối với mình, chủ nghĩa nhân văn đối với mình nhiều nhất cũng chỉ giống với Nho giáo ngày xưa, tức là chỉ có thể làm thỏa mãn cảm giác trách nhiệm cuộc đời và sự thắc mắc thế giới, nhưng không thể an ủi tâm hồn. Nó chỉ có thể giải đáp rằng con người nên sống như thế nào nhưng không thể loại bỏ nỗi sợ cái chết của con người.

Điều đáng lo sợ nhất của cái chết không phải là con người sẽ chết mà là sự hư vô. Sau khi chết tất cả chỉ còn là hư vô. Vậy mỗi người đều sẽ chết, mọi thứ đều sẽ thành hư vô. Vậy thì cuộc sống có ý nghĩa gì??? Nếu tôi cố gắng làm lụng vất vả vì mục đích gì. Lỡ nếu tôi cố mãi vẫn nghèo kiết xác hay tôi hẹo sớm thì hóa ra công sức của tôi là vô nghĩa à? Hoặc kể cả khi tôi đạt được những thứ mà tôi đã chạy theo cả đời, khi cảm giác thỏa mãn qua đi thì tôi còn lại gì... Đó là cái làm con người sợ nhất. Và cũng là vì sao có những người sẽ tự tử vì không chịu được nỗi sợ hư vô.

Phật giáo quan niệm đời là bể khổ, dẫn dắt con người thoát ra khỏi nỗi khổ thế gian. Kito giáo, hồi giáo cho con người niềm tin khi họ qua đời, có thể được dẫn dắt sang thế giới bên kia, những nỗ lực trong đời họ sẽ được Chúa ghi nhận và đưa họ lên thiên đàng.. hoặc cũng có thể trở thành quỷ thần tiếp tục ảnh hưởng trần gian. Những người theo đạo có đời sống tinh thần phong phú, thờ cúng trong cộng đồng người quen. Vì nỗi sợ hư vô sinh ra từ sự cô đơn. Khi người ta đoàn kết trong cuộc sống tập thể bằng cách thờ cúng cùng nhau họ sẽ không còn thấy cô đơn, lãng quên đi nỗi sợ hư vô.

Haiz, có lẽ đối với mình, một người mê tín sùng đạo giống như là đang dùng thuốc phiện tinh thần vậy. Nhưng ít ra họ cảm thấy rất hạnh phúc. Còn những người luôn tràn đầy tinh thần nhân văn (như mình chẳng hạn) thì đôi lúc lại cảm thấy hư vô.
Đức lại trước đã , lần sau nhớ đọc kĩ nội quy trước khi hỏi nhé…..à mà làm gì có lần sau
cVL81H2.gif


via theNEXTvoz for iPhone
 
Tôn giáo
vô thần cũng là 1 tôn giáo... về cơ bản do lòng người cả :D

Thứ đáng sợ là lòng người không phải tôn giáo, lợi dụng mọi thứ kể cả tôn giáo... để người khác phải làm theo ý mình... nó diễn ra hằng ngày trong cuộc sống... :D
 
Tôn giáo
Loài vật khác thì chỉ muốn sống cho hiện tại,sống đủ 1 kiếp,con người thì cho rằng mình khôn hơn các loài khác,mình xứng đáng được nhiều hơn 1 cuộc đời.
Tham lam là sẽ còn đau khổ,sẽ còn sợ hãi vô nghĩa.
Người ta cho tôi cái bánh ngon,tôi cảm ơn và chia cho người xung quanh.Sao tôi phải ăn ngấu nghiến như 1 con vật,sợ hãi không biết ngày sau có còn được ăn nữa không.
 
Tôn giáo
Mình nghĩ đôi lúc cuộc sống cần thứ gì đó để bám vào, làm mục tiêu phấn đấu.
Đức tin,tôn giáo, bói toán, tarot, thần số học... cụ thể hơn nữa là vật chất hay những gì điều mình mong cầu.
Mỗi người , tùy vào hoàn cảnh hoặc môi trường xung quanh sẽ có cái nhìn khác nhau. Tôn giáo là vấn đề về niềm tin VÀ bạn sẽ tin những gì bạn muốn tin.
Mình nghĩ rằng sau tất cả, tinh thần và sự tử tế sẽ luôn còn mãi.
Tuy rằng mình không theo tôn giáo nào cả, nhưng mình thấy mỗi đạo đều hướng con người đến những giá trị tốt đẹp cùng tinh thần hạnh phúc.
Cũng đáng để tin đấy chứ 😀😀
 
Loài vật khác thì chỉ muốn sống cho hiện tại,sống đủ 1 kiếp,con người thì cho rằng mình khôn hơn các loài khác,mình xứng đáng được nhiều hơn 1 cuộc đời.
Tham lam là sẽ còn đau khổ,sẽ còn sợ hãi vô nghĩa.
Người ta cho tôi cái bánh ngon,tôi cảm ơn và chia cho người xung quanh.Sao tôi phải ăn ngấu nghiến như 1 con vật,sợ hãi không biết ngày sau có còn được ăn nữa khôn
Theo lời fen thì loài vật đáng ra phải ăn từ tốn để cảm nhận cuộc sống. Còn con người vừa ăn vừa lo hết vì nghĩ mình khôn hơn chứ haha.
Nhưng tận hưởng cuộc sống hiện tại là ý hay
 
Status
Not open for further replies.
Back
Top