[Thảo Luận] Tại sao tên, địa danh TQ cứ phải dịch sang Hán Việt mà không sử dụng tên tiếng Anh của nó?

Đây là quy ước theo Nghị định của Chính phủ.
Mà quy ước thì nên theo để cùng thống nhất
1632584942840.png


1632584964021.png
 
1 lời khen thật sự cho cách tư duy và cách phản biện của chủ thớt khi đọc thread này! đặc biệt là câu hỏi rất hay
 
Đang nói tiếng Việt thì dùng Hán Việt là đúng rồi.
Còn anh đã dùng tiếng Anh thì anh tự tìm hiểu người Anh Mỹ gọi tên mấy người đó là gì chứ, gom chung sao được. Điều căn bản thế mà thích tự làm khó, nhưng mà cách làm khó của anh nó hơi thiếu thông minh.
Như ngày xưa mấy cụ hay phiên âm mấy tên riêng, địa danh từ tiếng Anh sang phiên ngữ tiếng Việt đấy thôi. Chả qua ngày nay tiếng Anh nó quốc tế quá nên không cần lắm. Nhưng t nghĩ nên kêu mấy từ tiếng Anh đó bằng phiên âm tiếng Việt nếu đang nói bằng tiếng Việt...tự dưng đang nói tiếng Việt cái chuyển phát âm qua tiếng Anh nó líu lưỡi lắm, đặc biệt là đối với mấy người phát âm sành sỏi tiếng Anh rồi.
Ví dụ mấy cái thương hiệu nổi tiếng cho anh dễ hiểu. Tiếng gốc nước nó phát âm thế nào thì thằng tiếng Anh nó có đọc y chang vậy không hay nó chuyển qua tiếng Anh hết nếu đang nói bằng tiếng Anh.
Nhìn thằng Hàn Quốc hay Nhật mà xem, mấy từ tiếng Anh nó phiên âm ra tiếng của tụi nó hết mà nói.
Như tên Tiếng Việt của mình đọc sao nó phiên âm theo tiếng của nó đọc lại giống y như vậy là được.
Thống nhất con khỉ gì, giao tiếp bằng tiếng gì thì chuyển qua tiếng của nước đó mà đọc. Hoạ chăng có thằng tiếng Anh quốc tế quá thì còn du di. Mạnh thằng nào nói theo tiếng thằng đó cho khoẻ.
 
Đang nói tiếng Việt thì dùng Hán Việt là đúng rồi.
Còn anh đã dùng tiếng Anh thì anh tự tìm hiểu người Anh Mỹ gọi tên mấy người đó là gì chứ, gom chung sao được. Điều căn bản thế mà thích tự làm khó, nhưng mà cách làm khó của anh nó hơi thiếu thông minh.
Như ngày xưa mấy cụ hay phiên âm mấy tên riêng, địa danh từ tiếng Anh sang phiên ngữ tiếng Việt đấy thôi. Chả qua ngày nay tiếng Anh nó quốc tế quá nên không cần lắm. Nhưng t nghĩ nên kêu mấy từ tiếng Anh đó bằng phiên âm tiếng Việt nếu đang nói bằng tiếng Việt...tự dưng đang nói tiếng Việt cái chuyển phát âm qua tiếng Anh nó líu lưỡi lắm, đặc biệt là đối với mấy người phát âm sành sỏi tiếng Anh rồi.
Ví dụ mấy cái thương hiệu nổi tiếng cho anh dễ hiểu. Tiếng gốc nước nó phát âm thế nào thì thằng tiếng Anh nó có đọc y chang vậy không hay nó chuyển qua tiếng Anh hết nếu đang nói bằng tiếng Anh.
Nhìn thằng Hàn Quốc hay Nhật mà xem, mấy từ tiếng Anh nó phiên âm ra tiếng của tụi nó hết mà nói.
Như tên Tiếng Việt của mình đọc sao nó phiên âm theo tiếng của nó đọc lại giống y như vậy là được.
Thống nhất con khỉ gì, giao tiếp bằng tiếng gì thì chuyển qua tiếng của nước đó mà đọc. Hoạ chăng có thằng tiếng Anh quốc tế quá thì còn du di. Mạnh thằng nào nói theo tiếng thằng đó cho khoẻ.

Míe, cái quy ước đó đọc vào là hiểu liền mà nó còn cố cái cho được. Thặc là thông minh. Cho nó về nhất cho khoẻ.

Thì kiểu nào cũng được nhưng phải thống nhất trong 1 bài viết. Thì tôi chả nói là sao ko viết là "Pê Tê Bóc", "Gu gờ", "Tuyết tờ" như mấy post trước rồi. Nếu đã thống nhất thì các bài báo phải viết là "In đô nê xi a", "Ma lây si a", "Oa xin tơn"... ví dụ vậy.

Thế có quy ước nhưng ko làm mà vẫn giữ nguyên chữ Washington, New York là ko đúng rồi. Trong khi làm theo quy ước cho từ Bắc Kinh.

À mà chưa kể nhé. Ngay cả với tên tiếng Trung, hay Triều Tiên, trong 1 bài viết vẫn có sử dụng cả 2 tên ví dụ

Tập Cận Bình và Jack Ma.
Kim Nhật Thành và Kim Jong Un

1632587247603.png


:look_down:
 
Nói càng cùn, quy ước theo nghị định chính phủ là để dụng trong văn bản hành chính, chứ còn bản thân dân đen viết cứt gì mà chả được. Các anh thích viết USA hay Hoa Kỳ hay Mỹ hay xứ tự do thì keme các anh, lên đây ép người ta đéo được là ngồi cãi cùn??
 
Thì kiểu nào cũng được nhưng phải thống nhất trong 1 bài viết. Thì tôi chả nói là sao ko viết là "Pê Tê Bóc", "Gu gờ", "Tuyết tờ" như mấy post trước rồi. Nếu đã thống nhất thì các bài báo phải viết là "In đô nê xi a", "Ma lây si a", "Oa xin tơn"... ví dụ vậy.

Thế có quy ước nhưng ko làm mà vẫn giữ nguyên chữ Washington, New York là ko đúng rồi. Trong khi làm theo quy ước cho từ Bắc Kinh.

À mà chưa kể nhé. Ngay cả với tên tiếng Trung, hay Triều Tiên, trong 1 bài viết vẫn có sử dụng cả 2 tên ví dụ

Tập Cận Bình và Jack Ma.
Kim Nhật Thành và Kim Jong Un

View attachment 783031

:look_down:
Thế giờ anh chỉ thắc mắc cái vụ quy ước thôi đúng không. Hết thắc mắc tên quốc tế gì gì kia rồi đúng không.
Thế giờ anh nhìn vô mấy từ mà chưa Hán Việt hoá đó(nói chưa được cũng không đúng, có hết á, chỉ là không dùng thường thôi), khi nó không được viết theo phiên âm thì anh đọc theo phiên âm tiếng Việt được không.
Con người đã quen với cái gì thì cứ làm vậy đi, thích làm khó lên làm gì.
Nội cái phát âm của miền Nam đây thôi nè, cũng chỉ để nói cho thuận miệng hơn, nhanh hơn mà không bị quấn lưỡi đấy.
 
Nói ngờ u mà nói dai nói nhiều.
Bởi vì dân ta ngày xưa đã học chữ hán, đã có phiên âm ra tiếng hán- việt và dùng đến ngày nay . những chữ đó bây giờ vẫn có ý nghĩa và giá trị sử dụng. Vd dễ thấy nhất là cái tên có ý nghĩa mà ông bà cha mẹ đặt cho con cháu đấy..

Anh thắc mắc thì anh nên đặt mình vào vị trí của ngta, ở đây ai là người thắc mắc?
Nếu đó là một thắng Tây, thì nó khác với anh, nó không hiểu nghĩa của từ, nên không giống như chúng ta ,cần chữ phiên âm hán - việt
 
Beijing là phiên âm của tiếng Anh
Bắc Kinh là phiên âm của tiếng Việt
Có thế người Nhật sẽ có phiên âm tiếng Nhật riêng của họ, theo cách hiểu của tôi là như vậy

via theNEXTvoz for iPhone
 
Tôi vừa tìm được câu trả lời rồi. Thật ra vấn đề này cũng đã bàn nát rồi, cách đây 8 năm (2013) và kết quả là đã có sự thống nhất, nhưng các nguyên tắc viết tên sau khi thống nhất này thì lại dẫn tới việc không thống nhất trong văn bản (pha trộn tiếng Việt, tiếng Hán Việt, tiếng Anh gốc, tiếng Latin).

Đặc biệt, có sự ngoại lệ đối với tiếng Trung dựa trên các cấp bậc, mức độ nổi tiếng giữa những người TQ với nhau. Đó là lý do ta có Tập Cận Bình, Thành Long, Phạm Băng Băng, nhưng lại có Lin Dan, Yao Ming, Jack Ma.

-----------------------------------------------------------------------
Cần xây dựng nguyên tắc viết tên nước ngoài - Tuổi Trẻ Online (tuoitre.vn)
Chuẩn hóa cách sử dụng tên riêng tiếng nước ngoài (ttxvn.org.vn)

Hội thảo đã thống nhất:

1. Dùng tên riêng theo cách thức phổ biến trên báo tiếng Anh trên thế giới như Paris, London, Berlin, Iceland, Australia....

2. Những tên riêng khác tiếng Anh thì phải sử dụng cách viết theo kiểu phổ biến trên báo tiếng Anh, ví dụ Brussels chứ không phải Bruxelles, al-Qaeda chứ không dùng al-Qaida, Gaddafi chứ không dùng Kaddafi, Raul chứ không dùng Raúl Castro Ruz.

3. Những tên riêng đã được phiên âm ra tiếng Việt và âm Hán-Việt mà người sử dụng đã quá quen thuộc thì giữ nguyên cách gọi cũ, ví dụ: Phần Lan, Ba Lan, Mátxcơva, Bắc Kinh... Những từ được giữ nguyên cách viết cũ này sẽ do Ban biên tập tin Thế giới tổng hợp, sau đó một tiểu ban rà soát, tập hợp lại và thống nhất sử dụng. Danh sách này - bao gồm cả những từ đặc biệt như La Hay (không phải The Hague) hay Napoli (không dùng Naples) - sẽ được bổ sung, cập nhật vì có thể chưa đầy đủ trong lần tổng hợp đầu tiên.

4. Riêng tiếng Trung, với những tên riêng đã quen thuộc thì giữ nguyên âm Hán-Việt. Với tên riêng của cấp lãnh đạo từ thứ trưởng trở lên; các nhân vật giải trí, thể thao, quân đội đã quen thuộc với công chúng Việt Nam; các địa danh từ cấp huyện trở lên... thống nhất dùng phiên âm Hán-Việt. Còn lại dùng cách viết bằng chữ Latinh. Bảng phiên âm tên riêng tiếng Trung dựa theo bảng có sẵn của Ban biên tập tin Thế giới với sự đóng góp, bổ sung của các đơn vị khác (nếu có).

5. Việc phiên âm tên riêng chỉ áp dụng cho các bản tin phổ biến của các đơn vị cung cấp nguồn tin phục vụ các cơ quan báo chí. Các đơn vị thông tin, xuất bản phẩm, truyền hình, báo điện tử, trang thông tin điện tử khác thống nhất sử dụng tên riêng theo cách phổ biến trên các báo tiếng Anh hoặc những quy định riêng trong mục (2), (3) và (4).

6. Trong mỗi tin, bài của các bản tin theo quy định ở mục (5), từ phiên âm sẽ chỉ xuất hiện một lần theo cách sau: Đưa vào trong ngoặc đơn, đặt bên cạnh từ theo cách viết tiếng Anh trong lần xuất hiện đầu tiên, trừ tít của tin vẫn dùng cách viết của tiếng Anh.

7. Thống nhất chuẩn phiên âm theo âm tiết, có gạch nối giữa các âm tiết. Ban biên tập tin Thế giới chịu trách nhiệm thường xuyên cập nhật cách phiên âm của những tên riêng mới xuất hiện để toàn ngành sử dụng. Trước mắt, Ban biên tập tin Thế giới sẽ cung cấp danh sách phiên âm thành viên nội các và các địa danh quan trọng của những quốc gia lớn hoặc thường xuyên có quan hệ với Việt Nam, phối hợp cùng 30 phân xã ở nước ngoài.
 
https://vi.m.wikipedia.org/wiki/Từ_vựng_tiếng_Việt
https://vi.m.wikipedia.org/wiki/Từ_thuần_Việt
Cho thằng thớt đọc 2 link này rồi close thớt được rồi

Gửi từ LGE LG-AS998 bằng vozFApp
 
Newyork ngày xưa cũng đọc là Nữu Ước đó
Moskva cũng đọc là Mát cơ va đấy
:haha: thiếu cha gì
 
Thì kiểu nào cũng được nhưng phải thống nhất trong 1 bài viết. Thì tôi chả nói là sao ko viết là "Pê Tê Bóc", "Gu gờ", "Tuyết tờ" như mấy post trước rồi. Nếu đã thống nhất thì các bài báo phải viết là "In đô nê xi a", "Ma lây si a", "Oa xin tơn"... ví dụ vậy.

Thế có quy ước nhưng ko làm mà vẫn giữ nguyên chữ Washington, New York là ko đúng rồi. Trong khi làm theo quy ước cho từ Bắc Kinh.

À mà chưa kể nhé. Ngay cả với tên tiếng Trung, hay Triều Tiên, trong 1 bài viết vẫn có sử dụng cả 2 tên ví dụ

Tập Cận Bình và Jack Ma.
Kim Nhật Thành và Kim Jong Un

View attachment 783031

:look_down:

Nói đơn giản cho anh dễ hiểu thì khi nói chuyện bằng tiếng nước nào thì dùng "phiên âm" cho nước đó, nói tiếng Anh thì (viết là) Xi Jinping, nói tiếng Trung thì 习近平 (Xí Jìnpíng).

Vậy giờ bối cảnh là tiếng Việt thì sao? Có hai hướng:
  1. Sử dụng cách viết trung gian, chuyển ngữ latin hóa , thường kết quả cuối cùng là ký tự phiên âm không dấu kiểu tiếng Anh: Ngôn ngữ gốc -> latin -> tiếng Việt (ngày xưa thì ngôn ngữ gốc -> Hán hóa -> tiếng Việt)
    Ở đây nếu là từ tiếng Trung thì họ có bộ phiên âm tương ứng là pinyin 习近平 =>Xí Jìnpíng => dùng Xi Jinping,
    tên Triều Tiên như 김정은 => Gim Jeong-eun, Kim Chŏng'ŭn.

  2. Với các nước như Trung, Hàn Triều, Nhật do đều có thể dùng 1 "bảng chữ cái" Hán tự nên có thể map trực tiếp hoàn toàn các từ nước đó thành từ tiếng Việt (sử dụng từ Hán Việt): Ngôn ngữ gốc -> Hán Việt (tiếng Việt)
Với cách thứ nhất, vì xu thế toàn cầu hóa và dùng ngôn ngữ quốc tế, và VN dùng bộ latin nên ngày càng trở nên thông dụng dần thay thế cách thứ 2 (với các nước Hàn Triều Nhật) - nhưng phải đoán cách đọc, hoặc ghi thêm dấu gạch cho thống nhất cách đọc (Oa-xin-tơn -> vừa phải thêm một lớp phiên âm, vừa giảm độ chính xác của phiên âm do phiên âm hai lần)

Cách thứ 2 có lợi thế đọc thuần Việt và giữ nguyên một phần ý nghĩa chữ Hán, ví dụ với tên Dịch Dương Thiên Tỉ có nghĩa là "chào đón thiên niên kỉ mới" - khi được giới thiệu anh có thể hiểu chữ "Thiên" có phần nghĩa là "nghìn năm", còn nếu dùng Jackson Yee thì chịu chết. VD JackMa anh đưa ra là không đúng bởi tên đó là tên tiếng Anh ông ấy tự đặt cho tiện khi nói/ viết quốc tế, phiên âm ở đây phải là MaYun.

Tóm lại thì với Trung Quốc là một trường hợp riêng đặc biệt, tiếng Việt hoàn toàn có thể phiên âm gần như toàn bộ tiếng Trung thì tại sao không dùng tiếng Việt mà phải lai căng với một ít chữ tiếng Anh.
 
Last edited:
Địa danh, tên trong tiếng Trung khi ra tiếng Anh là phiên âm, sang tiếng Việt mới là dịch nhé fen.
Còn dịch sang Hán Việt thì "thuận nhĩ" với người Việt hơn,vì tiếng Việt dùng kha khá từ Hán Việt trong từ vựng rồi.
Đúng. Vd phiên âm: Phú lan xe, A phú nhĩ hãn, Á căn đình, Ba tây….
 
Tôi thấy ông thớt có óc tìm tòi là tốt, nhưng có nhiều vấn đề như vấn đề này chẳng hạn, ko nhất thiết phải nhọc công thắc mắc vậy làm gì. VN với TQ giao thoa văn hoá từ hàng nghìn năm nay, lại có 1 bộ từ Hán Việt đã thành 1 thành phần quan trọng trong hệ thống ngôn ngữ VN, nên cái chuyện dịch tên sang từ Hán Việt là rất bt.
Giờ ông cứ tưởng tượng như này. Xem phim chưởng tên Tiêu Phong chẳng hạn, mà nhà đài lại đọc thành Xiao Feng, nghe cái nào lọt lỗ tai với dễ hiểu hơn.
 
Back
Top