Xem các phim như tam quốc, mới thấy Trung quốc tù xưa luôn coi trọng người có mưu mẹo. Mưu mô. Kế sách

1. Hồng Bàng là truyền thuyết thủy tổ Kinh Dương Vương, nếu nhận là sử thì gốc này là gốc Hoa Hạ, đi sau thời thủy tổ của TQ là Viêm-Hoàng.
Theo sử VN (Đại Việt sử lược) thì thời vua Hùng là thế kỷ 7 TCN, có mùi phép thuật, không có thi cử, đến thời Nam Việt mới có chữ Hán thì may ra có tiếp xúc tri thức văn học, còn ĐVSKTT ghi Sĩ Nhiếp là Nam Giao học tổ, tức thời Tam Quốc việc học mới được coi trọng
2. Thi cử ở Giao Chỉ ( Giao Châu) thì chỉ được làm quan ở vùng này, nếu sang đến kinh đô học thì thường thoát ly ở lại đó luôn.

VN có "Đế" bắt đầu mãi tận thời Đinh, không nhớ có thi cử gì không, thời Đinh Tiền Lý toàn quân phiệt thi thố méo gì :sneaky:
1. TQ nó cũng chỉ công nhận Hoa Hạ thôi, trước nữa là quá ảo rồi.
Bất kỳ nền văn minh nào ở tầm 1000-700 TCN cũng đều viết sử theo lối thần thánh hoá cả.
Về chữ viết thì fence có thể nghiên cứu về Hoả tự.
Chữ viết là điều kiện cơ bản để phát triển 1 nền văn minh, một nền văn minh mà có đế, có sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, luyện kim mà bảo không có chữ viết thì mới là vô lý.
Ơn mấy thằng giặc Minh nó đốt hết sách. Nghe theo ông cha Lê Thái Tổ thì không nghe, đi nghe mấy thằng sử tàu quay ngược lại bảo Lê Thái Tổ nói láo. Haiz
2. Thời nhà Triệu có thi cử cả văn cả võ, vẫn xưng đế trong nước, và xưng vương khi gặp sứ nhà Tần. Hai bà Trưng cũng xưng đế và chỉ có khoa thi võ.
Lý Nam đế chết nhanh quá không có khoa gì hết, sau đó thời loạn thì ko thi. Nhưng tới thời Đinh tiên Hoàng là có thi rồi.

via theNEXTvoz for iPhone
 
1. -Nó tính là sau mốc 938 AD
-Cái thời hồng bàng nó là huyền sử, còn văn lang lập quốc chừng ~700 BC.
- Khoa thi do một nước việt độc lập tổ chức. Âu lạc ko rõ và chắc là ko, Nam Việt vẫn cãi nhau ì xèo tính chính danh
2. Có thể nhà nước ngô, đinh, tiền lê đang trong giai đoạn phát triển, tăng ni có quyền hành nên tiến cử, cocc là chủ yếu
- ko đồng ý, cái này áp với phương đông thì hợp, tây thì khác, vd la mã

Gửi từ Xiaomi Redmi Note 7 bằng vozFApp
1. Tính muốc thế thì thiệt thòi cho VN mình quá.
Thằng giặc nó qua nó cướp phá, rồi mình phải xây dựng lại, thì đâu thể tính mốc tại điểm mình xây dựng lại được.
Thời Âu Lạc có thi cử nha fence. Quan văn gọi là Lạc Hầu, quan võ gọ là Lạc Tướng.
2. La Mã là thừa hưởng nền văn minh từ trước đó và nâng cấp hình thức chính trị cao hơn. Thời trước đó vẫn có vương và đế mà, sau đó mới bỏ và qua nền cộng hoà, rồi lại về quân chủ. họ cũng có cái là học viện từ lâu rồi.

via theNEXTvoz for iPhone
 
Trước cả thời vua hùng. Là thời xuân thu,. Đến đời tần thuỷ Hoàng xem các phim bọn nó đề cao người có mưu mô. Kế sách, bọn nó viết sách truyền dạy cho con cháu. Đến tận giờ sách đó vẫn còn. Và còn đọc được , Hèn j trung quốc cái j cũng giỏi, còn vn mình giờ dùng chữ quốc ngữ, các ghi chép hoăc vừa rồi ở hà nội thủ đô cái bia ghi chữ hạ mã. Nghĩa là xuống ngựa mà dân vn tưởng bia thờ ai thắp nhang quì lạy cúng bái. Nghĩ cũng đen vì ko còn xài chữ hán chữ nôm nhỉ
Với nó khi xưa thời vn mình còn chưa dựng nước. Bên nó đã mở khoa thi cử tìm người tài vào làm quan. Còn vn tận đến năm 1070 thời lý mới mở khoa thi cử đầu tiên. Mới chính thức đi tìm hiền tài đât nước thì mới thấy vn mình đi sau nó quá xa
Ban đầu tôi nghĩ anh là người Việt yêu nước nên nói ra lời chân thật đến đoạn cổ suý cho chữ Hán, chữ Nôm thì mới nhận ra anh chỉ là thằng phản động.
 
Chữ viết là điều kiện cơ bản để phát triển 1 nền văn minh, một nền văn minh mà có đế, có sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, luyện kim mà bảo không có chữ viết thì mới là vô lý.
Ơn mấy thằng giặc Minh nó đốt hết sách. Nghe theo ông cha Lê Thái Tổ thì không nghe, đi nghe mấy thằng sử tàu quay ngược lại bảo Lê Thái Tổ nói láo. Haiz
2. Thời nhà Triệu có thi cử cả văn cả võ, vẫn xưng đế trong nước, và xưng vương khi gặp sứ nhà Tần. Hai bà Trưng cũng xưng đế và chỉ có khoa thi võ.
Lý Nam đế chết nhanh quá không có khoa gì hết, sau đó thời loạn thì ko thi. Nhưng tới thời Đinh tiên Hoàng là có thi rồi.

via theNEXTvoz for iPhone
  • Nền văn minh tiền Hán là như thế nào nhỉ? Đừng bảo mấy cái trống đồng, nỏ các thứ nhé.
  • Minh không hề đốt hết sách, mà là đốt sách nó cho là vớ vẩn, sách quý mang về kinh đô,để lại sách chữ Hán
trướcđó nội bộ nước Việt tự đốt nhau với Chăm Pa chục lần rồi, hầu hết sách hiện nay là sang bên TQ xin lại rồi biên soạn.Đổ hết tội đứt đoạn cho Minh dễ thế
gMYWKaM.gif

  • Tần mất Triệu Đà mới cát cứ xưng Vương - Đế.
  • Hai Bà Trưng xưng Vương
 
  • Nền văn minh tiền Hán là như thế nào nhỉ? Đừng bảo mấy cái trống đồng, nỏ các thứ nhé.
  • Minh không hề đốt hết sách, mà là đốt sách nó cho là vớ vẩn, sách quý mang về kinh đô,để lại sách chữ Hán
trướcđó nội bộ nước Việt tự đốt nhau với Chăm Pa chục lần rồi, hầu hết sách hiện nay là sang bên TQ xin lại rồi biên soạn.Đổ hết tội đứt đoạn cho Minh dễ thế
gMYWKaM.gif

  • Tần mất Triệu Đà mới cát cứ xưng Vương - Đế.
  • Hai Bà Trưng xưng Vương
1. Trước Hán thì khối thằng xưng đế rồi.
2. Uhm, Lê Thái Tổ nói thì không nghe lại đi nghe bọn tàu. Tụi nó mà giúp mình đốt sách rác, vậy mà tư liệu tại sao thiếu hụt không lý do? Còn chăm pa nó đốt chùa là chính chứ có đốt sách đâu mà đổ tội cho nó.
3. Triệu xưng đế từ lúc nhà Tần còn nha fence.
4. Cái này tôi sai. Bà Trưng chỉ xưng vương.

via theNEXTvoz for iPhone
 
TQ có nhà Thanh, VN có nhà Nguyễn , 2 team thi nhau bế quan toả cảng và đưa đất nước đi lùi với TG hàng trăm năm
ZBtnCkk.png
Nhưng lịch sử đã thế rồi, xét lại cũng chẳng để làm gì
Wz51zuD.png
 
1. Trước Hán thì khối thằng xưng đế rồi.
2. Uhm, Lê Thái Tổ nói thì không nghe lại đi nghe bọn tàu. Tụi nó mà giúp mình đốt sách rác, vậy mà tư liệu tại sao thiếu hụt không lý do? Còn chăm pa nó đốt chùa là chính chứ có đốt sách đâu mà đổ tội cho nó.
3. Triệu xưng đế từ lúc nhà Tần còn nha fence.
4. Cái này tôi sai. Bà Trưng chỉ xưng vương.

Dẫn lại bài này vậy
TÀI LIỆU LỊCH SỬ(*) NƯỚC TA BỊ TỔN THẤT - KHÔNG PHẢI CHỈ ĐƠN GIẢN LÀ BỊ GIẶC MINH ĐỐT
(*): Phạm vi tài liệu được đề cập ở đây là từ thời độc lập tự chủ đến trước thời Nguyễn (Thế kỷ 10 đến thế kỷ 18).
Khi nhắc đến tài liệu lịch sử của Việt Nam, có 1 sự thật đáng buồn là nhiều tài liệu lịch sử, đặc biệt là trước thời Hậu Lê (thế kỷ 15) đã bị mất, khiến nhiều sự kiện, nhiều vấn đề về chính trị, văn hóa,v.v.. vẫn còn bị bỏ trống hoặc không thể lý giải tận tường và có sự thuyết phục vì thiếu các nguồn sử liệu tin cậy.
Nghĩ đến nguyên nhân, chắc nhiều người sẽ chỉ đơn giản nói là do nhà Minh đốt phá lúc sang xâm lược nước ta thế kỷ 15. Tuy nhiên nói vậy là rất thiếu xót, đây cũng chỉ là 1 trong nhiều lý do tư liệu lịch sử tổn thất thôi. Ở bài này mình sẽ trình bày đầy đủ 4 lý do chính khiến tư liệu lịch sử Việt Nam bị mất.
1) Do chiến tranh.
Ở lý do này, chiến tranh không chỉ bao gồm sự kiện nhà Minh xâm lược (chống ngoại xâm), mà còn cả các cuộc nội chiến và khởi nghĩa nông dân. Nhà nước chúng ta từ lúc Ngô Quyền giành độc lập thế kỷ 10 đến lúc Nguyễn Ánh diệt Tây Sơn đã trải qua rất nhiều cuộc chiến tranh, cả chống xâm lược và nội chiến. Mỗi lần xảy ra chiến tranh, thư tịch cất giữ ở các nha môn và trong dân chúng ít nhiều bị tổn thất: hoặc là bị quân xâm lược mang về nước, hoặc là bị đốt phá cùng với công đường, dinh thự, kho tàng. Từ lúc Thăng Long trở thành kinh đô, lưu giữ các tài liệu, sách vở thì đã nhiều lần bị đốt phá, thủ phạm không chỉ nhà Minh mà còn cả Chăm Pa và bản thân người Việt. Dưới đây mình sẽ liệt kê các thủ phạm chính:
Thủ phạm là nước ngoài:
1) Chăm Pa (Chiến tranh Việt-Chiêm 1367-1396)
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, trang 265:
“Năm 1371, tháng 3 nhuận, Chiêm Thành vào cướp, từ cửa biển Đại An tiến thẳng đến kinh sư…. Ngày 27, giặc ùa vào thành, đốt phá cung điện, cướp lấy con gái, ngọc lụa đêm về…. Chúng đốt trụi cung điện, nhà cửa. Thư tịch, sổ sách do vậy sạch không…”
Đặc biệt, Chăm Pa đốt phá Thăng Long không chỉ 1 lần năm 1371, mà tổng cộng 3 lần, 2 lần sau là các năm 1377, 1378.
2) Nhà Minh (Chiến tranh Đại Ngu – Đại Minh (1406 – 1407).
Sau khi quân nhà Minh tiêu diệt nhà Hồ, vua nhà Minh ra lệnh thu hết các tư liệu lịch sử của Việt Nam mang về, hoặc là đốt sạch.
Ngày 16 tháng 6 năm 1407, vua Minh ra sắc chỉ:
“Nhiều lần ta đã ra lệnh cho các ngươi rằng ở An Nam, tất cả thư tịch, văn tự, đến cả các câu ca lý dân gian, các sạch dạy trẻ con học như Tam tự kinh, từ một mảnh giấy, một chữ đến các bia đá mà xứ ấy dựng lên, hễ thấy thì phải hủy ngay, không được giữ.”
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, trang 326:
“(Năm 1418) Mùa thu, tháng 7, nhà Minh sai hành nhân Hạ Thanh, tiến sĩ Hạ Thì sang thu lại các loại sách ghi chép về sự tích xưa nay của nước ta.”
Thủ phạm là người Việt
1) Quân nổi loạn và dân chúng cuối thời Lê sơ (Thế kỷ 16):
Bước sang thế kỷ 16, vua Lê Tương Dực tiêu xài hoang phí xa hoa, triều đình rối ren, nhà Lê đại loạn. Khởi nghĩa, nổi loạn diễn ra khắp nơi.
Thăng Long bị phá lần 1 (Loạn Trần Cảo):
Năm 1516, Trần Cảo khởi nghĩa, Trịnh Duy Sản đem quân xiên chết vua Tương Dực. Tướng Hoằng Dụ nghe tin, “liền nổi giận đem quân vượt Sông, đốt phá phố xá kinh thành.” (ĐVSKTT, trang 570).
Trịnh Duy Sản sau khi lập vua mới, thấy Hoằng Dụ đốt Thăng Long, đem quân vào đánh Hoằng Dụ, Hoằng Dụ bỏ thành về phía Nam. Thăng Long lúc này đã thất thủ, dân chúng tranh thủ “hôi của”:
“Dân chúng vào thành tranh nhau lấy vàng bạc, của báu,… sách vở, hồ tiêu, hương liệu các thứ vứt bỏ trên đường phố cao đến 1, 2 tấc, không thể kể xiết. Người mạnh khỏe tranh cướp vàng bạc, có người lấy được đến ba, bốn trăm lạng, người yếu cũng được đến hơn 2 trăm lạng. Cung khuyết, kho tàng do vậy mà sạch”. (ĐVSKTT, 570).
Thăng Long bị phá lần 2 (1518):
Sau khi loạn Trần Cảo bị dẹp thành công, các đại thần nhà Lê lại quay sang đánh lẫn nhau. Trần Chân bấy giờ là người có quyền lực lớn nhất trong triều đình, nhưng lại bị vua Lê giết chết. Quân lính của Trần Chân nổi giận, lại vào Thăng Long đốt phá, đến nỗi :”.. trong thành sạch không, kinh sư thành bãi săn bắn, đánh cá.“ (ĐVSKTT,tr578).
2) Quân nhà Lê, Trịnh (Chiến tranh Lê-Mạc 1533-1592).
“Đến thời Ngụy Mạc dần dần các sách được thu thập biên chép lại, nhưng khi đến triều đình Trung Hưng (Lê, Trịnh) lấy lại được kinh thành, các sách vở lại bị lửa cháy. Những sách do các quan và dân cất chứa cũng rất ít còn giữ được. Tan nát đến thế, đáng tiếc lắm thay.” (Đại Việt Thông Sử, tr125).
4) Quân Tây Sơn:
Năm 1787, Nguyễn Huệ sai Vũ Văn Nhậm đem quân ra Bắc đánh nhà Lê, quân nhà Lê thất bại chạy ra khỏi Thăng Long. Quân Tây Sơn vào Thăng Long phá hoại:
(Năm 1787) “Tháng 11, bấy giờ Văn Huệ (Nguyễn Huệ) lại sai tướng là bọn Ngô Văn Sở hiệp sức với Vũ Văn Nhậm cùng ra cướp Bắc Hà…”
“ Tháng 12, nhà vua chạy đi Kinh Bắc. Vũ Văn Nhậm vào giữ thành Thăng Long… Lúc chiều tà, giặc vào chiếm cứ thành (Thăng Long), tung quân cướp bóc thả cửa: thành thị phố xá hết sạch sành sanh.” (Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục, trang 983)
Chiến tranh liên miên đã khiến tài liệu lưu trữ tổn thất rất lớn, các bậc tiền nhân khi nhắc đến cũng ngậm ngùi chua xót. Phan Huy Chú sau khi tự hào ca ngợi nền văn hiến lâu đời, đã than rằng:
”Nhưng trải qua bao cuộc bể dâu, nhiều phen binh lửa, như cuối đời trần bị nạn giặc Minh, thư tịch đã mất một lần trước, khi nhà Hồ thất thủ, tướng Minh là Trương Phụ lấy cả sách vở cổ kim đem về Kim Lăng, đầu nhà Lê lại loạn Trần Cảo, thư tịch lại tan nát một lần sau, cuối năm Hồng Thuận (1518), Trần Cảo làm loạn kinh thành, nhân dân tranh nhau vào nơi cung cấm, dinh thự lấy tiền của, văn thư, sách vở ném ra đầy đường. Từ Trung hưng về sau, tuy đã có tìm tòi, nhưng sau khi đã tản mất, đi thu thập lại cũng khó. Nội các thì không có kho sách riêng, sử thư lại không chép văn tịch, khiến cho điển cố các triều đại không còn nữa, người muốn khảo cổ vì thế phải phàn nàn và tiếc nuối”
2) Do điều kiện khí hậu:
Nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, khí hậu phức tạp, điều kiện thiên nhiên mỗi nơi một khác, các loài vi sinh vật phá hoại tài liệu phát triển nhanh. Đó là những yếu tố môi trường không thuận lợi cho việc bảo quản tài liệu. Dưới tác động của mưa gió, nóng lạnh, thất thường, độ ẩm cao…, tài liệu rất dễ bị ẩm mốc, ố nhòe, tơi rã, rách nát hoặc phai mờ chữ. Ngay cả những văn bản được khắc trên đá hoặc đồng cũng vẫn chịu tác động của khí hậu, lâu ngày khiến chữ bị pphai mờ, vật mang tin bị nứt nẻ. Có thấ rõ tình trạng này qua các bia tiến sĩ ở Văn Miếu Quốc tử giám khắc dựng dưới thời Lê, mặc dù được bảo quản trong các vật kiến trúc có mái che, nhưng đến nay không ít tâm bia đã nứt nẻ, nhiều dòng chữ bị mờ, rất khó nhận ra mặt chữ, đúng như câu ca dao:”Trăm năm bia đá còn mòn…”
3) Kỹ thuật bảo quản lạc hậu:
Phương tiện kỹ thuật cất giữ tài liệu thiếu thốn và lạc hậu cũng là một nguyên nhân quan trọng làm ảnh hưởng đến tuổi thọ của tài liệu. Thời bấy giờ, ở các nha môn, phương tiện được sử dụng để bảo quản sổ sách, giấy giừ chủ yếu là các tủ bằng gỗ. Chắc chắn đương thời, cha ông ta chưa có những biện pháp kỹ thuật để phòng chống ẩm mốc và sự phá hoại của các loại vi sinh vật, côn trùng đối với tài liệu như ngày nay. Bởi lẽ, cho đến triều Nguyễn thì cách thức phổ biến nhất để phòng chống ẩm mốc, kéo dài tuổi thọ của tài liệu là dem ra phơi nắng theo định kỳ. Ngoài ra, phải kể tới một tác nhân có liên quan là thời phong kiến, ở nước ta các kho tàng, dinh thự, công sở, nhà của dân chúng chủ yếu được tạo dựng bằng các vật liệu dễ cháy như gỗ, tre, nứa, lá. Trong lúc đó, phương tiện kỹ thuật phòng chữa cháy lại rất thô sơ, lạc hậu, cho nên nếu xảy ra hỏa hoạn thì kho tàng, nhà cửa và cả thư tịch sổ sách, giấy tờ thường khó tránh khỏi bị tiêu hủy.
4) Do bản thân ý thức người Việt:
Các triều đại trước nhà Nguyễn hầu như không có chủ trương bảo quản lâu dài các loại văn bản quản lý, chiếu chỉ, sắc dụ,v.v… của vua cho đến tấu, sớ, biểu,… của quần thần và nha môn các cấp, mà chỉ lưu giữ các loại sổ sách hành chính để phục vụ cho hoạt động quản lý của chính quyền. Vì rằng, đương thời ngoài một số học giả như Lê Quý Đôn, trong bộ máy nhà nước từ người nắm quyền tối cao về quản lý quốc gia cho đến các sử gia, quan lại đều không nhận thức được giá trị sử liệu của văn bản, sổ sách về quản lý ở đương thời đối với việc nghiên cứu lịch sử nói chung.
Kể cả khi các sử gia Ngô Sĩ Liên, Phạm Công Trứ,vv… than phiền về thiếu sử liệu, thì họ chỉ chủ yếu nói đến các thư tịch như dã sử, truyện ký, chứ không nói đến các loại văn bản, sổ sách của chính quyền các cấp.
Sự phiến diện này còn thể hiện ngay cả trong Quốc triều Hình luật (Thời nhà Lê), trong khi bộ luật dành tới 70 điều để quy định chi tiết các vấn đề liên quan đến công tác công văn, giấy tờ, thì chỉ có 2 điều quy định về lưu trữ sổ sách hành chính. Tuyệt nhiên không có một điều khoản nào đề cập tới việc lưu giữ các loại văn bản quản lý nhà nước như luật, lệ, sắc, chỉ dụ,v.v….
Về mặt tổ chức, không một triều đại nào trước nhà Nguyễn chủ trương thiết lập các kho lưu trữ để bảo tồn lâu dài các loại tài liệu được hình thành trong hoạt động của bộ máy nhà nước – nguồn sử liệu phản ánh chân thực nhất tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa… của đất nước và các tài liệu, thư tịch khác.
Lê Quý Đôn đã phàn nàn, chê trách triều đình về việc này rằng:
“Nước ta được gọi là văn hiến, trên từ vua tới chúa, dưới đều các quan, cùng nhân dân, đều có biên soạn sách vở. Bây giờ họp chung cả lại, chẳng qua chỉ còn được ngoài trăm pho sách, so với các nhà làm sách Trung Hoa, khó lòng được một phần mười. Số lượng sách đã ít vậy mà các tổ chức như gác Thạch Cừ, gác Thiên Lộc (lầu chứa sách) cũng rất sơ sài, không đặt hẳn các cục riêng coi về sách vở giấ tờ, không đặt riêng các quan chuyên trách việc thu tàng, coi giữ các sách. Đến việc so sánh từng bản và sao chép ra, việc phơi sách, chứa sách đều không được quy định thành phép riêng..” (Lê Quý Đôn, Đại Việt Thông Sử, tr123).
Có thể khẳng định, không nhận biết được giá trị sử liệu của các loại văn bản, trước hết là văn bản hình thành trong hoạt động của bộ máy nhà nước của vua chúa, quan lại và học giả đương thời là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hậu quả phần lớn tài liệu, thư tịch có giá trị của các triều đại trước nhà Nguyễn bị mất mát, hủy hoại ngay trong thời gian các triều đại đó đang trị vì.
Tổng kết:
Có tất cả 4 nguyên nhân gây ra việc tổn thất tư liệu lịch sử ở nước ta, đó là: Chiến tranh, khí hậu, kỹ thuật bảo quản lạc hậu và cuối cùng là sự phiến diện trong việc lưu trữ tư liệu lịch sử của người Việt.
Tài liệu tham khảo:
Lịch sử lưu trữ Việt Nam
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư
Đại Việt Thông Sử
Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí
Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục

via theNEXTvoz for iPhone

Dẫn lại bài này vậy

Gửi từ Xiaomi Redmi Note 7 bằng vozFApp
 
TQ có nhà Thanh, VN có nhà Nguyễn , 2 team thi nhau bế quan toả cảng và đưa đất nước đi lùi với TG hàng trăm năm
ZBtnCkk.png
Nhưng lịch sử đã thế rồi, xét lại cũng chẳng để làm gì
Wz51zuD.png

Nhà minh, ko phải thanh. Thanh vẫn buôn bán với tây

Gửi từ Xiaomi Redmi Note 7 bằng vozFApp
 
Dẫn lại bài này vậy

Gửi từ Xiaomi Redmi Note 7 bằng vozFApp
Fence ơi, cái chuyện mất sách do loạn lạc thì nước nào cũng bị cả, TQ nội chiến cũng vậy, cũng đốt sách. Nhưng không phải đốt phá tận diệt kiểu giặc Minh.
Nếu tính theo phần trăm thì Fence thấy kẻ thù nào đốt sách và huỷ hoại văn hoá với quy mô lớn nhất, khủng khiếp nhất?
Câu trả lời chính là giặc Minh.

via theNEXTvoz for iPhone
 
1. Trước Hán thì khối thằng xưng đế rồi.
2. Uhm, Lê Thái Tổ nói thì không nghe lại đi nghe bọn tàu. Tụi nó mà giúp mình đốt sách rác, vậy mà tư liệu tại sao thiếu hụt không lý do? Còn chăm pa nó đốt chùa là chính chứ có đốt sách đâu mà đổ tội cho nó.
3. Triệu xưng đế từ lúc nhà Tần còn nha fence.
4. Cái này tôi sai. Bà Trưng chỉ xưng vương.

via theNEXTvoz for iPhone
- Nền văn minh nào của người Việt trước thời Hán mà "một nền văn minh mà có đế, có sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, luyện kim mà bảo không có chữ viết"

- Triệu Đà khi Cao Hậu nên nắm quyền thì mới xưng Đế.

Cứ thích nói chuyện "khủng khiếp nhất", "lớn nhất" thì phải chứng minh được thiệt hại chứ nhỉ. Trích sử thì không thèm tin .
nmvIYHe.png
 
- Nền văn minh nào của người Việt trước thời Hán mà "một nền văn minh mà có đế, có sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, luyện kim mà bảo không có chữ viết"

- Triệu Đà khi Cao Hậu nên nắm quyền thì mới xưng Đế.

Cứ thích nói chuyện "khủng khiếp nhất", "lớn nhất" thì phải chứng minh được thiệt hại chứ nhỉ. Trích sử thì không thèm tin .
nmvIYHe.png
Fence nhầm rồi, Triệu Xưng Đế lúc thời tàn của nhà Tần rồi, sau khi Lưu lên lập nhà Hán, thì Triệu trong nước xưng Đế, ngoại giao xưng vương
Mà kể cả khi là không có đế, mà chỉ có vương, hay thậm chí không có vương, mà chỉ có chúa, thì một nền văn minh muốn phát triển nông nghiệp, công nghiệp và luyện kim buộc phải có chữ viết.
Sử của Lê Thái Tổ thì fence không tin, vậy sao fence bắt tôi phải tin sử mà fence trích từ Tq?

via theNEXTvoz for iPhone
 
thì thời phong kiến,china là bá đạo ở khu vực đông á này mà!
kinh tế,văn hóa,các phát minh... thời Đường,thời Tống phát triển rực rỡ!(vnam thời đó còn phải học hỏi,sao chép nhiều thứ của nó là biết nó hơn mình nhiều mặt)
nên mới nói china là 1 trong những nền văn minh nổi bật và có sức ảnh hưởng thời cổ đại!
nhưng sang đến đời Thanh thì vẫn thua bọn thực dân Tây phương nhá! :big_smile::big_smile:
 
Đúng rồi, hiện nay là tập trung quyền lực như Tần Thủy Hoàng, dùng pháp trị quốc vs hệ thống chấm điểm công dân, sao Hoa ngữ mà vi phạm đạo đức thì cấm sóng luôn, xử lí quá là nghiêm khắc, chắc muốn tái hiện thời huy hoàng đó. Nhưng nên nhớ bạo phát thì bạo tàn, nếu làm theo cách Tần Thủy Hoàng thì cũng nên giải quyết hậu quả sau thời đại của ông ta, hiện tại cũng nên nghĩ cách giải quyết hậu quả sau thời đại của Tập chủ xị.

Mỹ để thêm một ông như Biden lên làm tổng thống nữa thì hơi lo, giá trị Thiên chúa giáo, đạo đức, truyền thống, chính trực làm nên nước Mỹ, nhưng đến thời Biden đạo đức suy giảm, các giá trị mới nổi lên như: nữ quyền, đen quyền, lgbt quyền, hồi quyền, ...có thể làm suy yếu nước Mỹ, có vẻ nước Mỹ đang bước vào thời cuối của chu kì. Đây là thời cơ cho TQ, nếu làm tốt thì số 1 sẽ đến sớm.
Đế nào chả có ngày tàn:(, khi nó quá to đến mức yếu tố bên ngoài không đủ tuổi lay động thì nó sẽ sụp đổ từ bên trong. Không ưa bọn dân chủ chút nào, nền cộng hòa mới là thứ làm nên bản sắc của nước mỹ
 
Nhà minh, ko phải thanh. Thanh vẫn buôn bán với tây

Gửi từ Xiaomi Redmi Note 7 bằng vozFApp

Nhà Minh giai đoạn đóng hải cảng, ko thông thương với bên ngoài
Sau hải tặc Oa khấu nổi lên phá phách, triều đình muốn chiêu an
Nhưng anh Hồ Tông Hiến góp công phá,
Cộng thêm phang em Kiều và giết Từ Hải nên mới có truyện Kiều để mà phân tích
:shame:

Nhà Thanh bế quan tỏa cảng vào cuối thế kỉ 18,
Thế là Anh quốc mới trồng thuốc phiện bán cho thương nhân TQ trên biển
Thương nhân TQ thì thôi, có lợi là bán cả mạng

Thời Minh Mạng thằng Vịt cũng lon ton học theo bế quan, thế mới đau
ITM4xAd.gif
 
Fence nhầm rồi, Triệu Xưng Đế lúc thời tàn của nhà Tần rồi, sau khi Lưu lên lập nhà Hán, thì Triệu trong nước xưng Đế, ngoại giao xưng vương
Mà kể cả khi là không có đế, mà chỉ có vương, hay thậm chí không có vương, mà chỉ có chúa, thì một nền văn minh muốn phát triển nông nghiệp, công nghiệp và luyện kim buộc phải có chữ viết.
Sử của Lê Thái Tổ thì fence không tin, vậy sao fence bắt tôi phải tin sử mà fence trích từ Tq?

via theNEXTvoz for iPhone
T chưa trích đoạn sử nhé chứ chưa nói đến trích sử TQ :LOL:, có thớt ở trên trích toàn sử Việt đấy không biết fen có đọc không.

Còn việc "văn minh nông nghiệp, công nghiệp, luyện kim " trước Tần Hán nãy giờ vẫn đang hỏi fen đấy, trích thử xem trong "Sử của Lê Thái Tổ" ghi gì
 
Nhà Minh giai đoạn đóng hải cảng, ko thông thương với bên ngoài
Sau hải tặc Oa khấu nổi lên phá phách, triều đình muốn chiêu an
Nhưng anh Hồ Tông Hiến góp công phá,
Cộng thêm phang em Kiều và giết Từ Hải nên mới có truyện Kiều để mà phân tích
:shame:

Nhà Thanh bế quan tỏa cảng vào cuối thế kỉ 18,
Thế là Anh quốc mới trồng thuốc phiện bán cho thương nhân TQ trên biển
Thương nhân TQ thì thôi, có lợi là bán cả mạng

Thời Minh Mạng thằng Vịt cũng lon ton học theo bế quan, thế mới đau
ITM4xAd.gif

Ko, nhà thanh bắt anh lợn mua trà bằng bạc, thế là bạc trắng cứ ko cánh mà bay. Anh chịu ko nổi thế là thay bằng thuốc phiện hảo hạng từ ấn **, và...

Gửi từ Xiaomi Redmi Note 7 bằng vozFApp
 
Còn cái bế quan toả cảng của nhà nguyễn, thực chất là nhà nước độc quyền kiểm soát, buôn bán với nước ngoài

Gửi từ Xiaomi Redmi Note 7 bằng vozFApp
 
Mưu mô kế sách nhưng vẫn đi sau phương tây.
Tây lông ít mưu mô tập trung nghiên cứu thành quả ko ai bàn cãi. Lắm mưu nhiều kế vẫn đi sau thế giới thôi.

Thằng mẽo ko mưu mô thì ai mưu, nó còn khốn nạn hơn tàu

Gửi bằng vozFApp
 
mà phải công nhận mưu kế trong tam quốc diễn nghĩa-thật thâm sâu,lợi hại!
từ chuyện dâng nàng điu thuyền để chia rẽ cha con đổng trác-lữ bố
cho đến bàng thống giả đầu hàng quân ngụy ,hiến kế cho tào tháo xích nối mấy con thuyền lớn lại!
chỉ tiếc cho nước thục,nếu:
-ngọa long tiên sinh Khổng minh mà sống thêm 10 năm nữa,thì liên minh với Ngô đánh được Ngụy
-nếu kế của Khương Duy thành công thì có khả năng lấy lại nước Thục,nhưng phút cuối kh duy bị đám phản loạn giết chết!quá uổng!
-nếu Lưu thiện(A đẩu) sáng suốt hơn,không tin dùng hoạn quan,không đầu hàng quân Ngụy sớm thì có thể cứu vãn tình hình,đâu để rơi vào cảnh mất nước!
 
Nói về tắm ăn dâu thì chúa nguyễn vn mình cũng trùm. Lúc mới bị chúa trịnh ép xuống nam lập nghiệp chỉ có đúng 2 tỉnh là huế đến quang nam,. Thế mà dùng kế tắm ăn dâu sau này chiếm hết đất của mấy nước lân cận. Tận diệt champa, mà cũng có xa xôi j đâu. Mới tầm năm.1700 đến giờ thôi. Công nhận chúa Nguyễn công lớn nhất từ trước đến nay trong công cuộc mở rộng bờ cỏi VN thê mà ko thấy CS ghi công ơn hay truyền bá công ơn j nhỉ. Toàn bơm cho Quang Trung. Dù Chúa Nguyễn mới là người lây về giang sơn cho cs lớn như thê này

Do nhà Nguyễn là nhà nước phong kiến cuối cùng. Mà ngày mới nắm quyền còn bắt phá dỡ đình, chùa các kiểu kêu của phong kiến cơ mà

Gửi bằng vozFApp
 
Back
Top