Bố mình nghi nhiễm rồi mọi người à

Thể trạng bố bạn thế nào, có bệnh nền gì ko? SG bây giờ các cơ sở y tế tập trung quá tải rồi nên khả năng cao là bố bạn sẽ phải tự cách ly điều trị tại nhà.

Bây giờ cần chuẩn bị ưu tiên nhất là oxy, 1 số thuốc hạ sốt nhanh như Efferalgan/Advil/Tylenol, nước súc miệng Medoral, dùng 2 3 lần/ngày. Pha nước cam/chanh + gừng, sả, hãm nước lá tía tô để tủ lạnh uống để bổ sung nước và đề kháng. Mình chỉ biết sơ sơ là thế vì có người quen là F1, vẫn đang điều trị tại nhà và chuẩn bị các thứ như trên.

Nếu ko có bệnh nền và cắt đc người chăm thì nên ở nhà theo dõi, vì bây giờ gọi y tế mà ko nặng nó ko xuống đâu. Mong bố bạn nhiều sức khỏe.
bây giờ nhạt miệng và mình gọi đt thấy hơi lạc giọng bạn à, chắc sắp sốt, bị tiểu đường bạn à
mình cảm ơn nhé mình đã list danh sách thuốc của bạn để đi mua 1 lần rồi bạn!

vào viện bạn nhé , bệnh nền ko ai ng ta cho ở nhà đâu , mua nhanh bình oxi loại sd dc 15 20 tiếng thủ sẵn , đồ ăn đồ uống cho bố bạn nhanh thôi đứng quá hoang mang. Ông bà bô thằng bạn mình cũng f0 , ở nhà , mới đầu nhạt miệng ăn ko muốn ăn hơi ho nhưng cố gắng ăn uống điều độ thế là hôm này tới ngày t7 ko có gì nữa phát sinh ăn nhiều hơn nữa , sau 7 ngày triệu chứng nhẹ lại là coi như qua khỏi
mình cảm ơn nhé, hi vọng sẽ lạc quan được như trường hợp của bạn kia!

Khuyên nếu chưa có bệnh nền thì ở nhà, ko sao cả
Cách ly ông ấy ra 1 phòng
Chuẩn bị thuốc hạ sốt, oresol, vitamin C, B, nước hoa quả,nước chanh, nước dừa, nước ổi
Ăn đc, cố phải ăn, đậm đà hơn
Khăn nước ấm đề chườm
Bệnh nền huyết áp tiểu đường phải uống đầy đủ
Kiếm đc bình oxy thì tốt
Nói thật gọi y tế nó ko xuống, thậm chí vào việm cũng đến thế, cũng nằm đấy gọi là cách ly với gia đình thôi, nặng họ ko liên hệ đc với tầng trên cũng vậy. Theo em qua đc ngày thứ 3-4 là ok

via theNEXTvoz for iPhone

hữu ích quá, mình đã note lại paste cho người nhà lưu ý rồi bạn ạ! Mình cũng thấy vào viện giờ đông quá, cái chính là chẳng biết khi cần gọi có ai đến hay không chứ chưa nói đến trị nên mới bảo cho ở nhà gia đình cam kết tuân thủ và lo cơm nước thuốc men cho tử tế hơn
 
bây giờ nhạt miệng và mình gọi đt thấy hơi lạc giọng bạn à, chắc sắp sốt
mình cảm ơn nhé mình đã list danh sách thuốc của bạn để đi mua 1 lần rồi bạn!


mình cảm ơn nhé, hi vọng sẽ lạc quan được như trường hợp của bạn kia!



hữu ích quá, mình đã note lại paste cho người nhà lưu ý rồi bạn ạ! Mình cũng thấy vào viện giờ đông quá, cái chính là chẳng biết khi cần gọi có ai đến hay không chứ chưa nói đến trị nên mới bảo cho ở nhà gia đình cam kết tuân thủ và lo cơm nước thuốc men cho tử tế hơn
Quên nước súc miệng, kẹo ngậm ho nếu sau này viên họng, thuốc ho nữa. Vậy là đủ rồi, quan trọng bác phải tách bác ấy ra, nhớ thêm compo mở cửa sổ và ko đc dùng điều hoà nhé, ngày phơi nắng với đi lại đừng nằm nhiều
Vào viện ngoài đông còn thêm compo nhiễm khuẩn bệnh viện, lây nhiễm chéo nên ở nhà đc là ok nhất, mua đc cái máy sp02 kẹp tay nữa =.=

via theNEXTvoz for iPhone
 
Mặc áo bảo hộ phi thẳng vào bệnh viện dã chiến thôi, chứ ở nhà gọi nhân viên y tế lâu lắm, thấy trên nhóm " giúp nhau mùa dịch". Bị covid mà goi y tế cả tuần k đc do quá tải.

Sent from iPhone của Tuấn via nextVOZ
 
Mặc áo bảo hộ phi thẳng vào bệnh viện dã chiến thôi, chứ ở nhà gọi nhân viên y tế lâu lắm, thấy trên nhóm " giúp nhau mùa dịch". Bị covid mà goi y tế cả tuần k đc do quá tải.

Sent from iPhone của Tuấn via nextVOZ
Vấn đề là bác có phi vào cũng ko nhận ấy :too_sad: trừ khi bác nằm thở ở đấy bắt buộc, đa số các bệnh viện từ chối hết rồi, ko phải có y tế phường quận họ liên hệ đưa lên

via theNEXTvoz for iPhone
 
Chia sẻ thật, nhà có người già mà có cao huyết áp, tiểu đường, hoặc tiền sử kháng kháng sinh hoặc mấy vấn đề khó đẻ liên quan, dcm đưa ngay vào viện, bệnh phổi tiến triển rất nhanh, mua 1 thùng sữa loại dành cho người tiểu đường tầm 1m và vitamin thôi, vào đó ăn uống thật đầy đủ thì mới mong có cơ hội. Chứ còn 3 cái cam sả bị virus rồi đéo ăn thua, chỉ có kháng sinh thôi
 
Mua bình oxi gửi vô để sẵn trên giườn nhờ cô bác bệnh nhân kế bên trông nom
Cho xả gừng bếp đun vào để xông
Đợt này vn vỡ trận vì nó lây kinh quá mà
 
Chia sẻ thật, nhà có người già mà có cao huyết áp, tiểu đường, hoặc tiền sử kháng kháng sinh hoặc mấy vấn đề khó đẻ liên quan, dcm đưa ngay vào viện, bệnh phổi tiến triển rất nhanh, mua 1 thùng sữa loại dành cho người tiểu đường tầm 1m và vitamin thôi, vào đó ăn uống thật đầy đủ thì mới mong có cơ hội. Chứ còn 3 cái cam sả bị virus rồi đéo ăn thua, chỉ có kháng sinh thôi
Vấn đề là giờ họ không nhận thêm đc nữa :sweat: mà vào cũng đa số thành cách ly thôi, nặng nhẹ cũng hên xui :too_sad:

via theNEXTvoz for iPhone
 
8OcoQKI.jpg

Cả nhà lưu vào dự phòng nhé

MỘT SỐ HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ CHO NGƯỜI NHIỄM COVID CÁCH LY TẠI NHÀ

* Khi bạn nghi ngờ đã nhiễm virut Sarc-Covy-2 hoặc đã nhiễm nhưng không triệu chứng hoặc chưa tới bệnh viện được, cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:

  • Nghỉ ngơi trong phòng riêng, tách biệt với những người còn lại, có bàn hoặc ghế cá nhân đặt trước cửa phòng để nhận thức ăn và vật dụng.
  • Đảm bảo phòng thoáng khí, mở cửa sổ.
  • Khử khuẩn tay, vật dụng, các bề mặt tiếp xúc thường xuyên.
  • Sử dụng WC riêng,
  • Ngâm quần áo vật dụng bằng dung dịch Javen hoặc Cloramin B đặc hơn bình thường 10 lần.
  • Túi Rác thải đựng riêng trong thùng có nắp kín, thắt chặt miệng túi khi vận chuyển. Xử lý theo rác thải y tế.

* Dự trữ sẵn 1 số thuốc trong tủ thuốc để có thể dùng theo hướng dẫn của bác sĩ.
(Một số trường hợp bệnh có thể tiến triển nhanh trở nên nguy kịch trong 1-2 ngày, vì vậy ở những nơi bệnh viện đã trở nên quá tải, 1 số loại thuốc trong danh mục để dự phòng bệnh tiến triển nguy kịch nếu chưa kịp đến BV).

Danh mục các thuốc nên dự trữ (lựa chọn mỗi đầu mục 1 loại):

Nhóm thuốc điều trị triệu chứng tại nhà:

1- Nhóm thuốc nâng cao thể trạng: Upsa C, Vitamin C 500mg, vitamin tổng hợp (Beroca, Enervon C…).

2- Thuốc hạ sốt: Efferalgan, paracetamol, acetaminophen, ibuprofen.

3- Thuốc giảm ho: mật ong, benzonatat menthol, alimemazin, diphenhydramin

4- Nước muối, Bethadine xanh, Nước súc họng kháng khuẩn.

5- Oresol

Nhóm thuốc dự phòng bệnh tiến triển nặng:
(Lưu ý thuốc nhóm này người bệnh không được tự ý sử dụng, thời điểm uống và liều lượng phải theo hướng dẫn và có sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ).

6- Kháng sinh: Augmentin, Azythromycin, Levofloxacin

7- Nhóm hỗ trợ dự phòng phản ứng quá mẫn (bão cytokin), rối loạn đông máu
  • Medrol 16mg, Dexamethazone 0,5mg viên, Dexamethasone 4mg tiêm
  • Aspirin,
  • enoxaparin 40mg (Lovenox)

8. Một số dụng cụ hỗ trợ theo dõi: nhiệt kế, máy đo SpO2.

Hiện tại bệnh này chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên điều trị hỗ trợ và điều trị triệu chứng là chủ yếu.
Các biện pháp theo dõi và điều trị chung:

1. Nghỉ ngơi tại giường, phòng bệnh cần được đảm báo thông thoáng (mở cửa sổ, không sử dụng điều hòa), có thể sử dụng hệ thống lọc không khí hoặc các biện pháp khử trùng phòng bệnh khác như đèn cực tím.

2. Vệ sinh mũi họng, có thể giữ ẩm mũi bằng nhỏ dung dịch nước muối sinh lý, xúc miệng họng bằng các dung dịch vệ sinh miệng họng thông thường.

3. Giữ ấm cơ thể.

4. Uống đủ nước, đảm bảo cân bằng dịch, điện giải: uống oresol hàng ngày bổ sung điện giải.

5. Ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và nâng cao thể trạng, bổ sung vitamin (Upsa C, Beroca, enervonC…) nếu cần thiết.

6. Tập thể dục tại chỗ, tập thở ít nhất 15 phút hàng ngày.

7. Sốt cao >38,5 độ: dùng paracetamol liều 10-15 mg/kg/lần, không quá 60 mg/kg/ngày cho trẻ em và không quá 2 gam/ngày với người lớn.

8. Nếu ho nhiều: có thể dùng thuốc giảm ho thông thường (mật ong, benzonatat menthol, alimemazin, diphenhydramin), không nên dùng thuốc giảm ho codein.

9. Theo dõi chặt chẽ tiến triển của bệnh đặc biệt các dấu hiệu về phổi trong khoảng ngày thứ 7-10 của bệnh:

- Liên hệ ngay với cán bộ y tế khi có ác dấu hiệu: sốt >38,5 độ, ho, đau họng, tiêu chảy, khó thở (khi không thể hít sâu hoặc nín thở 10 giây), nhịp thở trên 20 lần/ phút.

- Cần gọi ngay tổ phản ứng nhanh để tới bệnh viện khi có 1 trong các dấu hiệu: khó thở biểu hiện bằng thở hụt hơi, thở nhanh trên 30 lần/ phút, li bì, tím tái môi, đầu chi, SpO2<95%.

Khi có các dấu hiệu này cần được hỗ trợ y tế để kịp thời điều trị suy hô hấp, sốc nhiễm trùng, dự phòng bão cytokin, rối loạn đông máu…

BS Nguyễn Quỳnh Thơ

Bài viết biên soạn theo các hướng dẫn của Bộ y tế:
1. Hướng dẫn triển khai chăm sóc và theo dõi sức khoẻ đối với người mắc Covid-19 tại nhà.
2. Hướng dẫn Chẩn đoán và điều trị Covid-19 do chủng virut Sarc-Covy-2.

Mình có lưu lại, thấy trên group Giúp nhau mùa dịch, bạn có j thắc mắc thì lên đó xem nhé, chuẩn bị bình oxy nữa :(

Gửi từ Xiaomi Redmi Note 8 Pro bằng vozFApp
 
bây giờ nhạt miệng và mình gọi đt thấy hơi lạc giọng bạn à, chắc sắp sốt, bị tiểu đường bạn à
mình cảm ơn nhé mình đã list danh sách thuốc của bạn để đi mua 1 lần rồi bạn!


mình cảm ơn nhé, hi vọng sẽ lạc quan được như trường hợp của bạn kia!



hữu ích quá, mình đã note lại paste cho người nhà lưu ý rồi bạn ạ! Mình cũng thấy vào viện giờ đông quá, cái chính là chẳng biết khi cần gọi có ai đến hay không chứ chưa nói đến trị nên mới bảo cho ở nhà gia đình cam kết tuân thủ và lo cơm nước thuốc men cho tử tế hơn
https://zingnews.vn/video-cac-loai-thuoc-f0-can-chuan-bi-khi-cach-ly-tai-nha-post1245603.html
 
8OcoQKI.jpg

Cả nhà lưu vào dự phòng nhé

MỘT SỐ HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ CHO NGƯỜI NHIỄM COVID CÁCH LY TẠI NHÀ

* Khi bạn nghi ngờ đã nhiễm virut Sarc-Covy-2 hoặc đã nhiễm nhưng không triệu chứng hoặc chưa tới bệnh viện được, cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:

  • Nghỉ ngơi trong phòng riêng, tách biệt với những người còn lại, có bàn hoặc ghế cá nhân đặt trước cửa phòng để nhận thức ăn và vật dụng.
  • Đảm bảo phòng thoáng khí, mở cửa sổ.
  • Khử khuẩn tay, vật dụng, các bề mặt tiếp xúc thường xuyên.
  • Sử dụng WC riêng,
  • Ngâm quần áo vật dụng bằng dung dịch Javen hoặc Cloramin B đặc hơn bình thường 10 lần.
  • Túi Rác thải đựng riêng trong thùng có nắp kín, thắt chặt miệng túi khi vận chuyển. Xử lý theo rác thải y tế.

* Dự trữ sẵn 1 số thuốc trong tủ thuốc để có thể dùng theo hướng dẫn của bác sĩ.
(Một số trường hợp bệnh có thể tiến triển nhanh trở nên nguy kịch trong 1-2 ngày, vì vậy ở những nơi bệnh viện đã trở nên quá tải, 1 số loại thuốc trong danh mục để dự phòng bệnh tiến triển nguy kịch nếu chưa kịp đến BV).

Danh mục các thuốc nên dự trữ (lựa chọn mỗi đầu mục 1 loại):

Nhóm thuốc điều trị triệu chứng tại nhà:

1- Nhóm thuốc nâng cao thể trạng: Upsa C, Vitamin C 500mg, vitamin tổng hợp (Beroca, Enervon C…).

2- Thuốc hạ sốt: Efferalgan, paracetamol, acetaminophen, ibuprofen.

3- Thuốc giảm ho: mật ong, benzonatat menthol, alimemazin, diphenhydramin

4- Nước muối, Bethadine xanh, Nước súc họng kháng khuẩn.

5- Oresol

Nhóm thuốc dự phòng bệnh tiến triển nặng:
(Lưu ý thuốc nhóm này người bệnh không được tự ý sử dụng, thời điểm uống và liều lượng phải theo hướng dẫn và có sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ).

6- Kháng sinh: Augmentin, Azythromycin, Levofloxacin

7- Nhóm hỗ trợ dự phòng phản ứng quá mẫn (bão cytokin), rối loạn đông máu
  • Medrol 16mg, Dexamethazone 0,5mg viên, Dexamethasone 4mg tiêm
  • Aspirin,
  • enoxaparin 40mg (Lovenox)

8. Một số dụng cụ hỗ trợ theo dõi: nhiệt kế, máy đo SpO2.

Hiện tại bệnh này chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên điều trị hỗ trợ và điều trị triệu chứng là chủ yếu.
Các biện pháp theo dõi và điều trị chung:

1. Nghỉ ngơi tại giường, phòng bệnh cần được đảm báo thông thoáng (mở cửa sổ, không sử dụng điều hòa), có thể sử dụng hệ thống lọc không khí hoặc các biện pháp khử trùng phòng bệnh khác như đèn cực tím.

2. Vệ sinh mũi họng, có thể giữ ẩm mũi bằng nhỏ dung dịch nước muối sinh lý, xúc miệng họng bằng các dung dịch vệ sinh miệng họng thông thường.

3. Giữ ấm cơ thể.

4. Uống đủ nước, đảm bảo cân bằng dịch, điện giải: uống oresol hàng ngày bổ sung điện giải.

5. Ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và nâng cao thể trạng, bổ sung vitamin (Upsa C, Beroca, enervonC…) nếu cần thiết.

6. Tập thể dục tại chỗ, tập thở ít nhất 15 phút hàng ngày.

7. Sốt cao >38,5 độ: dùng paracetamol liều 10-15 mg/kg/lần, không quá 60 mg/kg/ngày cho trẻ em và không quá 2 gam/ngày với người lớn.

8. Nếu ho nhiều: có thể dùng thuốc giảm ho thông thường (mật ong, benzonatat menthol, alimemazin, diphenhydramin), không nên dùng thuốc giảm ho codein.

9. Theo dõi chặt chẽ tiến triển của bệnh đặc biệt các dấu hiệu về phổi trong khoảng ngày thứ 7-10 của bệnh:

- Liên hệ ngay với cán bộ y tế khi có ác dấu hiệu: sốt >38,5 độ, ho, đau họng, tiêu chảy, khó thở (khi không thể hít sâu hoặc nín thở 10 giây), nhịp thở trên 20 lần/ phút.

- Cần gọi ngay tổ phản ứng nhanh để tới bệnh viện khi có 1 trong các dấu hiệu: khó thở biểu hiện bằng thở hụt hơi, thở nhanh trên 30 lần/ phút, li bì, tím tái môi, đầu chi, SpO2<95%.

Khi có các dấu hiệu này cần được hỗ trợ y tế để kịp thời điều trị suy hô hấp, sốc nhiễm trùng, dự phòng bão cytokin, rối loạn đông máu…

BS Nguyễn Quỳnh Thơ

Bài viết biên soạn theo các hướng dẫn của Bộ y tế:
1. Hướng dẫn triển khai chăm sóc và theo dõi sức khoẻ đối với người mắc Covid-19 tại nhà.
2. Hướng dẫn Chẩn đoán và điều trị Covid-19 do chủng virut Sarc-Covy-2.

Mình có lưu lại, thấy trên group Giúp nhau mùa dịch, bạn có j thắc mắc thì lên đó xem nhé, chuẩn bị bình oxy nữa :(

Gửi từ Xiaomi Redmi Note 8 Pro bằng vozFApp
Xin phép ae mình đánh dấu cái phòng khi cần
 
vote cho cụ nhập viện.
Này biến chừng nhanh sợ người nhà trở tay không kịp.
Cơ thể bình thường khỏe mạnh thì không sao chứ có bệnh thì không được chủ quan.
 
Back
Top