Lịch sử ít biết về ramen - món ăn quốc dân của Nhật Bản

Fake News

Senior Member
“Lịch sử chưa kể về ramen” là cuốn sách nói về món ăn theo cách mới, đậm đà dấu ấn lịch sử, văn hóa, xã hội của đất nước Nhật Bản.




Iconic_Japanese_Ramen_For_You_To_Savour_08_Tonkotsu_Ramen.jpg
Tonkotsu Ramen, một trong tám món Ramen Nhật Bản mang tính biểu tượng. Nguồn: asianinspirations.
Có rất nhiều người trong chúng ta biết đến sự phổ biến của mì ramen trong văn hóa Nhật Bản đương đại, nhưng ít ai biết về câu chuyện lịch sử - chính trị - xã hội ẩn giấu đằng sau món mì được khai sinh trong thời kỳ hỗn loạn của đất nước này.

Mì ramen: sự giao thoa giữa ẩm thực, văn hoá, lịch sử​

Cuốn Lịch sử chưa kể về Ramen, của tác giả George Solt - giáo sư ngành Lịch sử Nhật Bản hiện đại (Khoa Lịch sử, Đại học New York) - kể lại cuộc hành trình biến đổi của mì ramen có nguồn gốc khiêm tốn từ Trung Quốc cho đến một thương hiệu toàn cầu đại diện cho ẩm thực Nhật Bản.
Cuốn sách cũng phản ánh quá trình tái thiết sau chiến tranh của Nhật Bản, những điều kỳ diệu về kinh tế và nhịp đập của xã hội Nhật Bản. George Solt đã mang đến một hành trình toàn diện và khai sáng vào thế giới ramen, giúp độc giả đánh giá lại món mì nổi tiếng với một sự tôn trọng mới dành cho lịch sử phong phú của nó.
“Nỗ lực của tôi trong việc biên lại về lịch sử về mì ramen là nhằm tìm hiểu về sự biến động trên phương diện văn hóa và chính trị của món ăn này theo thời gian, đồng thời kiến giải những tác động đang hình thành dựa trên xu hướng sản xuất và tiêu thụ ramen”, George Solt viết trong cuốn sách.
Ngoài hai phần dẫn nhập mang tên “Món ăn quốc dân” và phần kết “Thời gian sẽ trả lời” có nhiệm vụ mở ra và tạm kết một câu chuyện ẩm thực Nhật Bản, cuốn sách được chia thành hai phần. Ba chương đầu kể về lịch sử của mì ramen, khi nó du nhập vào Nhật Bản từ Trung Quốc vào cuối thế kỷ 19 cho đến những năm 1960, khi đây trở thành món ăn chính của giới công nhân xây dựng.
Hai chương cuối theo dõi quá trình biến chuyển của mì ramen trong những năm 1980 và 1990 thành món ăn quốc dân trứ danh của Nhật, từ đó khắc hoạ chủ nghĩa quân bình (egalitarianism) khi nghề thủ công được dành nhiều sự ưu tiên hơn là lợi nhuận, cũng như công cuộc quốc tế hóa mì ramen như một nhân tố biểu tượng cho nền văn hóa ôn hòa của Nhật Bản trong những năm 2000 và sau này.
.....
 
Khá thích đồ nhật nhưng món này đúng là overrated
Bún bò với phở ăn 2 thậm chí 3 ngày không ngán chứ món này ăn đc 1 lần
 
có dịp vào Sài Gòn ra q1 ăn thử mì ramen ở IPPUDO đi mấy fen
được chọn độ cứng hay dai của mì, chọn luôn độ mặn cho hợp khẩu vị
nhắc tới mà thèm vl 🤤
Udon ở Marukame vẫn dễ thẩm, dễ tiếp cận hơn cho dân Việt. Đi mấy chi nhánh trong Mall đông vkl, có lần còn phải chờ bàn :big_smile:
 
Tui thấy món này khó thẩm. Thích hủ tiếu mì của quán người Tàu hơn.
Ẩm thực Nhật tui thích sushi, sashimi, trứng chưng với udon.
 
Ngày nào cũng ăn râmen, ngày xưa chê vì mặn, nhưng ăn vài lần lại nghiện dm :tire:
Với tôi ramen ngon hơn bún phở, đơn giản vì nước của nó làm rất đậm đà, còn quán phở bún chỉ vài quán có tâm ninh xương, chứ toàn bỏ bột nêm canh nêm phở bột ngọt, ăn như kẹt tôi nấu ở nhà còn ngon hơn :choler:
Khen bún phở ngon chắc mấy thằng thích húp bột ngọt or bần nông nghèo
 
có dịp vào Sài Gòn ra q1 ăn thử mì ramen ở IPPUDO đi mấy fen
được chọn độ cứng hay dai của mì, chọn luôn độ mặn cho hợp khẩu vị
nhắc tới mà thèm vl 🤤
Bánh bao thịt heo với viên gì quấn cá hồi với có sốt ở trên 1 phần 4 cục ăn ngon lần nào đi cũng ăn 2 phần.
 
T khá kết đồ nhật ! Nhưng ramen là ăn ít nhất dù cũng ko đến nổi dở.. thích mì udon hơn ! Còn sashimi , cơm lươn , sushi hay các món nhật khác ăn rất nhiều .. nhắc lại thèm cuối tuần đi ăn mới dc :dribble:
Có đồ bọn hàn là ăn như kẹc mà nâng tầm vl !
Đồ trung nhật thái nói chung hợp khẩu vị , đồ tây thì cũng ok nốt pizza , mì ý , spageti v.v
Vì thích ăn ngon nên mới đi tập để được ăn nhiều hơn . Phê vl :dribble: cứ mùa siết xong thì tha hồ mà cheat
 
Vợ tôi ở Nhật có mấy năm mà giờ khẩu vị bị Nhật hóa khá nhiều, thích những món mà mấy trăm ngàn người Việt ở Nhật không hiểu nó ngon ở đâu: 1. Udon/soba lạnh, 2. Oden, 3. Cơm cà ri Nhật. Còn ramen thì đã nếm đủ các vị và thừa nhận là nó giống như món bún ở VN, rất nhiều biến thể. Anh nào mới chỉ ăn ở VN hoặc ăn ở Nhật mà theo kiểu khách du lịch hoặc ăn quanh quẩn gần nơi ở thì không biết được đâu, tựu chung chỉ có một câu “mì Nhật mặn vcl”

via theNEXTvoz for iPhone
 
Mì ramen ăn 1/3 bát thấy ngon, nửa bát vẫn ok mà ăn xong thì ngán quá, vẫn thấy ngon nhưng nó ngán, ko sướng như ăn 1 tô bún thịt nướng hay bún chả, ăn xong thoả mãn ko ngán.
 
Back
Top