Loạt ô tô nổ lốp trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn: Không thể tưới nước giảm nhiệt

Cao tốc này lắm chuyện thế, hết tai nạn lại tới nóng đường nổ lốp
Bác để ý dự báo thời tiết mà ở Huế nóng nhất là Nam Đông. Chính là đoạn cao tốc này đó thím. Hè lên 40 độ bình thường. Nhựa đường nó dẻo ra luôn là có r đó thím
 
Tuy cao tốc này như loèn nhưng đổ cho cao tốc nhiệt độ cao quá gây nổ lốp thì không có bằng chứng. Cao tốc này không nhẽ dùng với vật liệu đặc biệt nên có nhiệt độ tỏa ra cao hơn các con đường nhựa khác cũng đi qua khu vực này?
Mình thì nghiêng về khả năng lốp xe đã quá cũ, mòn đi khá nhiều, áp suất lốp quá cao vì mình thấy mấy rất nhiều trường hợp người ta bơm lốp theo hệ tâm linh hoàn toàn không để ý gì đến thông số an toàn nhà sản xuất đưa ra.
mấy hôm trời đang lạnh, đi lốp bơm căng. xong chạy qua đoạn này nắng vl nắng mặt đường 65 độ nên nổ thôi. lốp xe tôi mấy hôm trước đang 2.4 bar mà gặp đợt nắng vừa qua nhảy phát lên 2.8 2.9. đấy là đi đoạn ngắn chứ chạy cả trăm km thì lên 3.x là chuyện thường
 
Lốp đểu, trời nắng to, với lại mặt đường cao tốc với lớp bê tông nhựa trên cùng có độ nhám cao, chạy cao tốc chuẩn như hà nội hải phòng mòn lốp nhanh lắm
 
Sao cái lốp bị nổ trong ảnh nó mòn và mỏng thế nhỉ ? Có khả năng mấy anh vận tải chơi trò thấy lốp mòn rồi tạo rãnh lại rồi đi tiếp không nhỉ

via theNEXTvoz for iPhone
Rõ ràng rồi fence, hàng hóa chuyên chở quá tải + mặt đường không đảm bảo + tài xế lái xe kiểu "tao đi suốt có sao đâu", trọn combo này nên lốp xe tải ở VN xuống cấp nhanh vl, nếu thay đúng tiêu chuẩn thì tốn tiền nên đơn vị vận tải nào cũng chơi bài này cả, mà kể cả đơn vị vận tải có chịu chơi chi tiền thay lốp đúng hạn thì mấy anh tài xế cũng áp dụng "trí khôn của ta đây" để hô biến lốp cũ tạo rãnh thành lốp mới
XE8gxo0.png
 
Không phải đâu do nổ nó bay cái lớp gai ngoài ra rồi, phần tròn trịa trọc lóc như đầu sư cọ là phần gần với lõi kẽm. Còn lốp đắp thì phần gai nó đắp vào vẫn dày chứ không chơi cái trò mòn tới đâu kẻ rãnh tới đó đâu. Cái lốp đắp nếu đúng an toàn kĩ thuật thì vẫn ngon thôi nhưng đó là nếu hãng người ta làm chứ ở VN mình toàn mấy ông kẹ í ẹ làm không đảm bảo được.
Trong hình thì theo hiểu biết của mình lốp sau của mấy cái moóc thường người ta chạy đến khi nào nó nổ thì thôi, nhiều quả trọc như đầu sư cọ vẫn chạy tiếp cho nó nổ, chỉ khi nào cái quả đó mòn quá đi phải vá nhiều thì mới bỏ.
google thì thấy trò này dù đúng hay sai kĩ thuật vẫn nguy hiểm vl :pudency:
Vì thấy bảo là nhà sản xuất đã tính toán đến thời điểm lốp bị mòn cần thay thì cao su của nó cũng bị lão hóa rồi :bad_smelly:
 
  • Ưng
Reactions: hug
lốp cũ, bơm có khi quá căng, chở quá tải gặp thời tiết khắc nghiệt tí là đoành thôi. hè năm ngoái đi cao tốc pháp vân cầu giẽ đầy ông xe tải nổ lốp
YMk8lBu.png
 
mấy hôm trời đang lạnh, đi lốp bơm căng. xong chạy qua đoạn này nắng vl nắng mặt đường 65 độ nên nổ thôi. lốp xe tôi mấy hôm trước đang 2.4 bar mà gặp đợt nắng vừa qua nhảy phát lên 2.8 2.9. đấy là đi đoạn ngắn chứ chạy cả trăm km thì lên 3.x là chuyện thường

Này là xem lại cái cảm biến áp suất lốp xem. Khí bơm vào lốp xe dân dụng (xe con, bán tải, suv) giờ có 2 loại, 1 loại là khí ni tơ, được quảng cáo rất nhiều trên các mạng xã hội, 1 loại là không khí tự nhiên, truyền thống và phổ biến từ trước tới giờ.

Cả 2 loại này về cơ bản là giống nhau, khi ni tơ thì chiếm khoảng 80% trong cùng 1 thể tích không khí, phần còn lại là khí oxy và các loại khí khác, bao gồm cả độ ẩm.

Cùng 1 thể tích trước đó, theo nghiên cứu thì mỗi 10 độ F (tức là 12 độ C) thay đổi thì thể tích khí ni tơ thay đổi 1.9%, còn thể tích ko khí bình thường thay đổi 2%

Thế nên giả sử cho là trời lạnh như HN mấy hôm mùa đông là 15 độ C mà bơm, mà mặt đường là 65 độ thì thể tích ban đầu tăng cỡ 8.25% thôi. Nhưng nó cũng ko hợp lý vì muốn mặt đường lên đc 65% thì nhiệt độ ngoài trời nó phải cỡ 40-42 độ. Mà nền nhiệt từ 15 độ lên 40 độ nó phải mất khoảng 1-2 tuần là ít, lúc đó áp suất trong lốp nó giảm nhiều so với hôm bơm rồi.

Xe mình chạy cao tốc HN-HP-Móng Cái gần 300km áp suất lốp nó chỉ thay đổi giao động khoảng 0.2bar là nhiều.
 
google thì thấy trò này dù đúng hay sai kĩ thuật vẫn nguy hiểm vl :pudency:
Vì thấy bảo là nhà sản xuất đã tính toán đến thời điểm lốp bị mòn cần thay thì cao su của nó cũng bị lão hóa rồi :bad_smelly:
Lốp dán mà hãng nó làm thì nó khắt khe hơn nhiều. Vì trước khi tiến hành cần kiểm tra xem khung kẽm ở trong có đạt yêu cầu không. Nếu nó đạt yêu cầu mới bắt đầu dán. Đa phần là những cái lốp lỗi vừa lưu hành phần gai có vấn đề, hay mặt lốp bị bong, lốp lỗi ngay từ khi sản xuất ra mới đảm bảo tiêu chí nguyên vẹn của phần bố kẽm được. Chứ một khi cái lốp đã cái một cây đinh hay cán một cục đá đã gây ra đứt kẽm phần khung kẽm rồi nên sẽ bị loại ngay
 
Này là xem lại cái cảm biến áp suất lốp xem. Khí bơm vào lốp xe dân dụng (xe con, bán tải, suv) giờ có 2 loại, 1 loại là khí ni tơ, được quảng cáo rất nhiều trên các mạng xã hội, 1 loại là không khí tự nhiên, truyền thống và phổ biến từ trước tới giờ.

Cả 2 loại này về cơ bản là giống nhau, khi ni tơ thì chiếm khoảng 80% trong cùng 1 thể tích không khí, phần còn lại là khí oxy và các loại khí khác, bao gồm cả độ ẩm.

Cùng 1 thể tích trước đó, theo nghiên cứu thì mỗi 10 độ F (tức là 12 độ C) thay đổi thì thể tích khí ni tơ thay đổi 1.9%, còn thể tích ko khí bình thường thay đổi 2%

Thế nên giả sử cho là trời lạnh như HN mấy hôm mùa đông là 15 độ C mà bơm, mà mặt đường là 65 độ thì thể tích ban đầu tăng cỡ 8.25% thôi. Nhưng nó cũng ko hợp lý vì muốn mặt đường lên đc 65% thì nhiệt độ ngoài trời nó phải cỡ 40-42 độ. Mà nền nhiệt từ 15 độ lên 40 độ nó phải mất khoảng 1-2 tuần là ít, lúc đó áp suất trong lốp nó giảm nhiều so với hôm bơm rồi.

Xe mình chạy cao tốc HN-HP-Móng Cái gần 300km áp suất lốp nó chỉ thay đổi giao động khoảng 0.2bar là nhiều.
nói chung bộ lắp ngoài thì nó tương đối thôi, nhưng nhiệt độ chỗ này cũng chênh lệch nhiều chứ không phải đều như trong kia đâu. đêm có thể xuống 26-27 trưa hôm sau nắng 39-40 là chuyện thường. bộ áp suất lúc sáng báo nhiệt độ lốp 28 độ, trưa đi 1 đoạn báo 45 độ. nếu chạy đường dài thì còn cao nữa
 
Lên bài liên tục về tuyến này. Lấy mọi lý do để bêu xấu tuyến đường.
Truyền thông bẩn, không khác gì vụ nước tương/ mắm 3-MCPD xưa
 
nói chung bộ lắp ngoài thì nó tương đối thôi, nhưng nhiệt độ chỗ này cũng chênh lệch nhiều chứ không phải đều như trong kia đâu. đêm có thể xuống 26-27 trưa hôm sau nắng 39-40 là chuyện thường. bộ áp suất lúc sáng báo nhiệt độ lốp 28 độ, trưa đi 1 đoạn báo 45 độ. nếu chạy đường dài thì còn cao nữa
mà đợt này chênh nhiệt nhiều chứ vài bữa vào hè nhiệt độ trung bình 3x thì duy trì ở 2.6 bar buổi sáng và buổi trưa về thì bộ áp suất lốp báo tầm 2.8 2.9 bar. chênh tầm 0.2 0.3 bar. tôi ở TNT nên nóng đừng hỏi
 
nói chung bộ lắp ngoài thì nó tương đối thôi, nhưng nhiệt độ chỗ này cũng chênh lệch nhiều chứ không phải đều như trong kia đâu. đêm có thể xuống 26-27 trưa hôm sau nắng 39-40 là chuyện thường. bộ áp suất lúc sáng báo nhiệt độ lốp 28 độ, trưa đi 1 đoạn báo 45 độ. nếu chạy đường dài thì còn cao nữa
Áp suất lốp khuyến cáo là áp suất lúc cái lốp nó mát. Nghĩa là nếu bạn bơm cái lốp xe theo hãng khuyến cáo là 35-36psi thì khi xe chạy trên đường một thời gian nó sẽ tăng lên ví dụ 39-40psi thì đó là hoàn toàn bình thường
 
Áp suất lốp khuyến cáo là áp suất lúc cái lốp nó mát. Nghĩa là nếu bạn bơm cái lốp xe theo hãng khuyến cáo là 35-36psi thì khi xe chạy trên đường một thời gian nó sẽ tăng lên ví dụ 39-40psi thì đó là hoàn toàn bình thường
mình bơm chuẩn thì sợ gì, các bố chắc lốp thì mòn mà bơm căng đét chạy qua đoạn này đường nóng vl lại chả nổ
 
Back
Top