tin tức Những tình huống bị thổi phạt khi chạy xe tại Việt Nam gây ức chế

Như thế tức là luật và nghị định đã dần "tiến hoá" để thích nghi. Và dân mình cũng hiểu rõ luật hơn để tham gia giao thông. Dấu hiệu tốt!
Nhưng mà nên chăng, thay vì phân làn theo phương tiện thì ta nên phân làn theo tốc độ cho phép và hướng di chuyển. Đối với một số phương tiện đặc biệt như xe buýt, xe máy, xe đạp hay xe container tải trọng lớn thì chia làn là hợp lý. Còn các phương tiện còn lại không nên chia thêm nữa.
Cứ trên đường thì phân làn theo tốc độ cho phép, tới giao lộ thì phân làn theo hướng di chuyển.
Tôi thấy mấy nước phát triển biểm báo giao thông nó đơn giản, quy hoạch giao thông (nhìn qua) thì cũng đơn giản đối với người tham gia. Có lẽ VN nên bắt chước và học hỏi chọn lọc
thì gtvt cắm biển, nhưng bên phạt lại là csgt. bây giờ bảo biển đó sai bắt cắm lại hàng ngàn cái biển cho đúng thì tốn kém, trong khi ban hành 1 văn bản cập nhật luận thì dễ hơn nhiều. Nên hiện tại cứ thấy biển quy định làn đường hay gộp làn gì thì nó cũng là phân làn, đừng lấn qua chi cho mất công. Các ông hay cãi đôi khi csgt nó sợ phiền toái, rồi bên này đâm đơn, bên đó phải làm giải trình nên nó cho đi, chứ ko phải là nó ko dám phạt đâu, thử làm lố quá nó phạt đúng luật cũng mất tiền đủ.
 
giao thông VN mất nết từ người kiểm tra điều khiển giao thông tới người tham gia giao thông. Đi đường cứ giữ khoảng cách đúng luật thì lại có thằng chó nào đó vượt lên điền vào chỗ trống. xong mình lại phải chậm lại giãn khoảng cách thì lại có thằng khác vượt lên điền vào. Cuối cùng xảy ra chuyện gì lại húc đít nhau, đi sát nhau thì ko thấy dc biển báo hiệu phía trước
 
Cái biển báo khu dân cư này quái thai lắm.
Thay vì vậy chỉ nên gắn biển hạn chế tốc độ. Và gắn 2 bên đường theo 2 chiều di chuyển luôn. Hiện tại thì biển báo này hay bị che khuất nếu đi phía sau xe lớn.
Tôi thấy nên làm theo kiểu tô màu (có dạ quang) vạch kẻ/cột điện; cho các tuyến từ Hương lộ/Tỉnh lộ trở lên.
Ví dụ cột điện màu đỏ là 90, màu vàng là 60 còn màu xanh là 40km;
Các đoạn nào không tô màu thì mặc định 90.

Hoặc là đơn giản hơn: Đoạn nào quy định tốc độ thì làm giá long môn giùm, chứ để bảng sao mà thấy.
 
Một phương án phân làn đưa ra thường thì nó sẽ có ưu điểm, và kèm theo là nhược điểm, ai chẳng biết là xe cứ đi thẳng, ko giao cắt thì là trơn tru nhất. Nhưng còn phải tùy nhiều điều kiện, ưu tiên hết cho việc "đi thẳng" của đường chính thì sẽ đánh đổi bằng sự bất lợi ở những vị trí khác (Ở cái nút giao đó ko chỉ có 1 xe, và trục đường chính cũng ko chỉ có 1 đường nhánh nối vào. Chỉ chăm chăm cho 01 cái đường chính đc thuận lợi, thì sự bất lợi cho hàng đống phương tiện ở hàng đống đường nhánh nó là rất lớn).

Người ta nghiên cứu, tính toán kỹ lắm rồi mới áp dụng chứ ko phải chỉ khơi khơi là nhìn thấy đâu đó áp dụng và auto cho rằng đó là phương án khôn ngoan, còn những cách thường dùng ở nước mình thì là ngungoc đâu. Ngay như cái nhân tố "thời gian, nhiên liệu" thì cũng đều đc xem xét đến, thậm chí thiết kế đường ngta còn tính đến độ nhám mặt đường, độ nhám cao thì an toàn hơn nhưng sẽ gây thiệt hại về kinh tế do làm mòn lốp xe nhiều hơn (ông thử quản 1 doanh nghiệp vận tải xem, 1 ít tiền xăng, tiền lốp cũng là 1 vấn đề hết). Ở góc nhìn cá nhân thì 1 cái xe đi vòng lại ko tốn thêm bao nhiêu, cũng ko ảnh hưởng mấy tới đường nhánh, nhưng ở góc độ quản lý thì phải tìm ra phương án "hài hòa" nhất, vì lúc này phải xét đến rất nhiều xe, nhiều đường.

Như đã nói lúc trước, việc tổ chức giao thông nó ko phải là công nghệ gì quá cao siêu và đòi hỏi trình độ - thiết bị đặc biệt. Cho nên ko phải VN ko học đc từ nước ngoài hay thiếu trình độ (chuyên gia VN tốt nghiệp, nghiên cứu và làm việc ở nước ngoài đầy ra, chưa kể là nhân lực trong nước, rồi thì thuê chuyên gia nước ngoài, học hỏi từ các công trình nghiên cứu khác,...). Vấn đề do điều kiện về hạ tầng, tài chính, phương tiện, con người,... của VN nó ko giống, nên cách tổ chức giao thông cũng phải khác (cơ bản là ở VN thì hệ thống giao thông nhiều nơi quá tải rồi, sao mà lôi cách của nước ngoài ra áp ngay vào đc).

Để mà phân tích kỹ ra về cái phương pháp anh nói thì sẽ dính tới vấn đề chuyên môn về tổ chức giao thông, liên quan tới cả hệ thống giao thông chứ ko chỉ 1 cái nút giao (hệ thống đường nhánh, đường chính, đường vành đai, đường tránh,... xa hơn thì còn liên quan cả phương tiện công cộng, tàu điện ngầm các thứ). Cho nên tôi ko muốn nói sâu thêm => đơn giản là lợi ích nó mang lại là có, nhưng ko tương xứng với sự phiền phức mà người tham gia giao thông phải đánh đổi nên nó ko đc áp dụng nhiều, mà chỉ phù hợp với 1 số nơi hoặc cục bộ một vài điểm giao thông thôi.

Ở các nước phát triển hơn VN, thì cũng chỉ có sử dụng 1 cách tối ưu để giải quyết ở các nút giao lớn là sử dụng giao cắt khác mức . Nhưng chỉ là các nút lớn thôi, các nút nhỏ hơn thì đa phần cũng sẽ lại phân làn kiểu cũ, chả khác VN là bao (bởi mỗi kiểu sẽ có nhược điểm riêng, ko phải cứ áp dụng mấy kiểu nút giao hoành tráng là auto hợp lý đâu). Đc cái một số nước ngoài thì mật độ phương tiện ko cao như VN, xe máy cũng ít, thành ra dễ tổ chức hơn.

Có 1 cách hạn chế giao cắt khác, đó là sử dụng đường 1 chiều (ở VN dùng từ lâu và cũng khá nhiều rồi). Phương án đó nó cũng có 1 chút tương đồng với cách anh đưa ra, nhưng nó tối ưu và phù hợp hơn, triển khai trên diện rộng thì cũng giảm tải giao thông đáng kể.
Anh đọc kỹ của tôi chưa? Khi đã bắt vòng thì….chắc chắn tốn đúng không anh? Rồi bên làm kế hoạch, thiết kế giao thông tính hộ cho doanh nghiệp hay tự doanh nghiệp phải tự vận hành theo? Tắc đường đốt xăng ko giao được/kịp hàng thì tốt hơn mòn lốp? Ví dụ vui vui vậy còn cân bằng lợi hại thì do các bên với nhau thôi
Còn chuyện người ta nghiên cứu tính toán kỹ lắm thì nó cũng tương đối thôi, tính kỹ mà tắc hoàn tắc, đi chưa mòn đường đã lại thấy thay đổi tôi cũng ko đánh giá cao cái mà anh cho là kỹ lắm. Luận điểm của anh nó giống như mấy anh mua đồ điện tử hay bảo “kỹ sư người ta tính toán kỹ rồi, ý kiến ý cò lắm thế” rồi vẫn hỏng, vẫn lỗi đầy rẫy ra, đời sau vẫn phải nâng cấp vậy
Nói chung vấn đề mà tôi nói đến nó nhắm vào trường hợp đặc biệt cụ thể là đường trục chính lớn, 2 chiều (mỗi chiều 3-5 lane) nhưng lại phân lane loại xe rồi đến ngã 3, ngã tư cho đan vào nhau theo hướng rẽ chứ ko nói chung chung thế nên chắc chắn giải pháp đường một chiều anh nói nó ko có liên quan đến trường hợp tôi nói
Các trường hợp khác thì tôi ko quan tâm nhưng rõ ràng khi đã áp dụng giải pháp thì ba cái tốn nhiên liệu, thời gian, mòn lốp, v.v… là phải đánh đổi. Còn cái trường hợp nước ngoài mà tôi nói nó đi toàn ô tô (vẫn có xe máy), phố phụ dài 500m, 4 làn 2 chiều, nó bắt rẽ vào, chạy tuốt đến cuối phố rồi quay đầu và đứng chờ hơn 1/2 con phố là bình thường (đấy còn chưa phải giờ cao điểm) vì để xe rẽ/quay đầu ngay chắc chắn đánh lô tô ở giữa ngã 3, ngã tư hết, anh đừng có nghĩ tụi nó vắng và dễ tổ chức, quan điểm như thế là sai lầm nặng đấy. Tụi nó đi ô tô vầy mà còn không lo thì xe máy ở Việt Nam vốn mang tính cá nhân, nhỏ dễ luồn lách, bảo trì bảo dưỡng rẻ, lượng rẽ lại ko nhiều so với đi thẳng các anh lại lo tốn xăng, tốn lốp, tốn cho doanh nghiệp trong khi xe máy cắt ngang vài làn ô tô gây tắc nghẽn lại còn nguy hiểm thì oke hơn? Tôi nghĩ là cho xe máy ko cắt ngang để xe doanh nghiệp đi được nuột nó mới là oke chứ?
Còn tất nhiên tôi vẫn nói từ lý thuyết ra thực tế nó khác nhau, nhất là đối với ý thức giao thông ở VN
 
Tôi thấy nên làm theo kiểu tô màu (có dạ quang) vạch kẻ/cột điện; cho các tuyến từ Hương lộ/Tỉnh lộ trở lên.
Ví dụ cột điện màu đỏ là 90, màu vàng là 60 còn màu xanh là 40km;
Các đoạn nào không tô màu thì mặc định 90.

Hoặc là đơn giản hơn: Đoạn nào quy định tốc độ thì làm giá long môn giùm, chứ để bảng sao mà thấy.
Đường hơn 2 làn mỗi bên thì làm giá long môn là hợp lý. Còn đường mỗi bên 1 , 2 làn thì phí lắm. Thay vào đó làm biển báo 2 bên đường luôn là được.
eight_col_061120aw07.jpg
 
Anh đọc kỹ của tôi chưa? Khi đã bắt vòng thì….chắc chắn tốn đúng không anh? Rồi bên làm kế hoạch, thiết kế giao thông tính hộ cho doanh nghiệp hay tự doanh nghiệp phải tự vận hành theo? Tắc đường đốt xăng ko giao được/kịp hàng thì tốt hơn mòn lốp? Ví dụ vui vui vậy còn cân bằng lợi hại thì do các bên với nhau thôi
Còn chuyện người ta nghiên cứu tính toán kỹ lắm thì nó cũng tương đối thôi, tính kỹ mà tắc hoàn tắc, đi chưa mòn đường đã lại thấy thay đổi tôi cũng ko đánh giá cao cái mà anh cho là kỹ lắm. Luận điểm của anh nó giống như mấy anh mua đồ điện tử hay bảo “kỹ sư người ta tính toán kỹ rồi, ý kiến ý cò lắm thế” rồi vẫn hỏng, vẫn lỗi đầy rẫy ra, đời sau vẫn phải nâng cấp vậy
Nói chung vấn đề mà tôi nói đến nó nhắm vào trường hợp đặc biệt cụ thể là đường trục chính lớn, 2 chiều (mỗi chiều 3-5 lane) nhưng lại phân lane loại xe rồi đến ngã 3, ngã tư cho đan vào nhau theo hướng rẽ chứ ko nói chung chung thế nên chắc chắn giải pháp đường một chiều anh nói nó ko có liên quan đến trường hợp tôi nói
Các trường hợp khác thì tôi ko quan tâm nhưng rõ ràng khi đã áp dụng giải pháp thì ba cái tốn nhiên liệu, thời gian, mòn lốp, v.v… là phải đánh đổi. Còn cái trường hợp nước ngoài mà tôi nói nó đi toàn ô tô (vẫn có xe máy), phố phụ dài 500m, 4 làn 2 chiều, nó bắt rẽ vào, chạy tuốt đến cuối phố rồi quay đầu và đứng chờ hơn 1/2 con phố là bình thường (đấy còn chưa phải giờ cao điểm) vì để xe rẽ/quay đầu ngay chắc chắn đánh lô tô ở giữa ngã 3, ngã tư hết, anh đừng có nghĩ tụi nó vắng và dễ tổ chức, quan điểm như thế là sai lầm nặng đấy. Tụi nó đi ô tô vầy mà còn không lo thì xe máy ở Việt Nam vốn mang tính cá nhân, nhỏ dễ luồn lách, bảo trì bảo dưỡng rẻ, lượng rẽ lại ko nhiều so với đi thẳng các anh lại lo tốn xăng, tốn lốp, tốn cho doanh nghiệp trong khi xe máy cắt ngang vài làn ô tô gây tắc nghẽn lại còn nguy hiểm thì oke hơn? Tôi nghĩ là cho xe máy ko cắt ngang để xe doanh nghiệp đi được nuột nó mới là oke chứ?
Còn tất nhiên tôi vẫn nói từ lý thuyết ra thực tế nó khác nhau, nhất là đối với ý thức giao thông ở VN
Người ta có học hỏi, có kiến thức, nghiên cứu kỹ lưỡng, có tổ chức hẳn hoi,... bộ ko đủ tin cậy à? Hay là nghe anh nói miệng nó đáng tin hơn?

So tổ chức giao thông với sản xuất đồ điện tử nó ko tương đồng:
  • Đồ điện tử nó tiến bộ rất nhanh theo thời gian, mỗi hãng lại có thể làm 1 kiểu, ngoài ra người ta còn cân bằng lợi nhuận, giá cả các thứ, có thẻ là còn phải mau hỏng để người dùng còn thay thế. Ví dụ giờ ngta đánh giá cái iPhone13 đang là 1 sản phẩm tốt trong một trường hợp cụ thể, thì ngta có quyền khẳng định nó là tốt ở thời điểm hiện tại và áp dụng khẳng định đó (anh chê nó chưa phải tốt, vậy thì thử chỉ ra hoặc tự sản xuất 1 sản phẩm tốt hơn xem đc ko nào? Còn nói nó chưa tốt ở 1 điểm đơn lẻ, ví dụ như giá nó cao, thì chưa đủ vì đó chỉ là 1 điều kiện). Còn việc tương lai ra cái IP14 ngon hơn, hay sản phẩm của các hãng khác vượt qua IP13 là chuyện bình thường của đồ điện tử.

  • Tổ chức giao thông thì khác, nó ko phải món đồ điện tử để muốn làm thế nào là làm. Nó phụ thuộc hạ tầng, tài sản, phương tiện và mục đích của nó là để tối ưu về giao thông, bảo đảm an toàn. Nó ko phải là cái kiểu năm nay thế này, năm sau thế kia mà anh đi so với đồ điện tử. Cả thế giới này đều sử dụng đường bộ với những phương tiện giao thông tương tự nhau trong 1 thời gian rất dài, đủ lâu để ngta rút ra những bài học, những nghiên cứu và đưa ra những phương án tối ưu nhất cho các trường hợp tổ chức giao thông rồi. Ví như cái ô tô bình thường có 4 bánh, sử dụng lốp bằng cao su,... nó là cái cả thế giới sử dụng rồi, tương lai xa hơn thì chưa biết nhưng hiện tại thì ngta đủ căn cứ để khẳng định nó là phù hợp đấy. Tổ chức giao thông ở nút giao cũng vậy, với chừng đó tiền, chừng đó đất, lượng phương tiện như vậy,... thì ngta có cách tổ chức như vậy. Đừng lôi 1 cách tổ chức ở nơi nào đó về rồi mỉa mai "IQ cao" ở VN, IQ vì hiểu biết của họ thực sự cao và (nếu quan trọng yếu tố nước ngoài) thì họ ko thiếu tiền thuê chuyên gia nước ngoài tham mưu đâu.

Mà chắc anh tự thấy đc là cái trường hợp ở "nước ngoài" mà anh nói nó chả giống gì ở VN rồi đúng ko? Rồi thì đường tụi nó vắng chả phải dễ tổ chức giao thông hơn là gì mà anh bảo là "sai lầm lớn" :D Tỉ lệ xe nó khác, lưu lượng xe ít hơn, chủng loại phương tiện ít phức tạp hơn,... thì mới đi áp dụng cái biện pháp đó, chứ thử đông như VN xem có rối ngay ko. Và tôi ko nói cái cách đó là vô dụng, tôi chỉ bảo nó ko phù hợp ở VN nên áp vào thì có khi gây tác dụng ngược, chứ còn nó mà tốt thì ngta đã áp dụng rồi vì nó là 1 biện pháp đơn giản dễ dùng chứ chả có gì cao siêu.

Về việc sử dụng đường 1 chiều thì rõ là nó có giảm gánh nặng lên hệ thống giao thông đấy (bao gồm cả đường chính/nhánh), anh có thể ko hiểu nhưng ko phải tự dưng ở VN nhiều nơi áp dụng đường 1 chiều đâu.

Còn cái mớ phân tích về phương pháp phân luồng giao thông thì tôi đọc nhưng tôi sẽ ko có ý kiến vì cách anh nói nó rất phiến diện. Như tôi đã nói, việc tổ chức giao thông nó là sự đánh đổi giữa lợi/hại, ngta sẽ chọn phương án tối ưu nhất chứ ko có phương án hoàn hảo về mọi khía cạnh. Mà trong hàng đống yếu tố thì ngta phải nghiên cứu kỹ, đánh giá từng yếu tố đó (phải có kiến thức rộng ở nhiều ngành), và xây dựng nên 1 bài toán lớn với nhiều trị số tham gia vào. Việc này cần nhiều dữ liệu và nhiều cái đầu lớn để làm, và đã có người làm rồi, chúng ta nên sử dụng kết quả đó thay vì lội ngược dòng (à, trừ trường hợp anh là thiên tài thì có thể thử ngược dòng, biết đâu lại sáng tạo ra cái gì hay ho).

Chứ nói như anh, tổ chức giao thông mà ko xét đến yếu tố thời gian, hao mòn, nhiên liệu, hiệu suất,... vậy thì cứ cho toàn bộ chạy với vận tốc 10-20km/h gì đó, đèn đỏ cho hẳn 10 phút, hạn chế luôn số lượng phương tiện và thời gian tham gia giao thông,... thì có phải là an toàn và đỡ rối ko :go: Còn thực tế thì chả ai làm như vậy, cần phải đi nhanh, làm ăn cần phải sinh lợi,... thế là lại phải quay lại bài toán liên quan tới vận tốc, hao phí, độ an toàn,...Ở góc nhìn của nhà tổ chức giao thông thì phải tính toán làm sao để bảo đảm điều kiện tốt nhất cho tất cả mọi người, chứ anh lại nghĩ là chỉ lo cho doanh nghiệp thì nó bé quá. Tôi đã nói rõ là bài toán rất lớn với nhiều yếu tố rồi mà.
 
Người ta có học hỏi, có kiến thức, nghiên cứu kỹ lưỡng, có tổ chức hẳn hoi,... bộ ko đủ tin cậy à? Hay là nghe anh nói miệng nó đáng tin hơn?

So tổ chức giao thông với sản xuất đồ điện tử nó ko tương đồng:
  • Đồ điện tử nó tiến bộ rất nhanh theo thời gian, mỗi hãng lại có thể làm 1 kiểu, ngoài ra người ta còn cân bằng lợi nhuận, giá cả các thứ, có thẻ là còn phải mau hỏng để người dùng còn thay thế. Ví dụ giờ ngta đánh giá cái iPhone13 đang là 1 sản phẩm tốt trong một trường hợp cụ thể, thì ngta có quyền khẳng định nó là tốt ở thời điểm hiện tại và áp dụng khẳng định đó (anh chê nó chưa phải tốt, vậy thì thử chỉ ra hoặc tự sản xuất 1 sản phẩm tốt hơn xem đc ko nào? Còn nói nó chưa tốt ở 1 điểm đơn lẻ, ví dụ như giá nó cao, thì chưa đủ vì đó chỉ là 1 điều kiện). Còn việc tương lai ra cái IP14 ngon hơn, hay sản phẩm của các hãng khác vượt qua IP13 là chuyện bình thường của đồ điện tử.

  • Tổ chức giao thông thì khác, nó ko phải món đồ điện tử để muốn làm thế nào là làm. Nó phụ thuộc hạ tầng, tài sản, phương tiện và mục đích của nó là để tối ưu về giao thông, bảo đảm an toàn. Nó ko phải là cái kiểu năm nay thế này, năm sau thế kia mà anh đi so với đồ điện tử. Cả thế giới này đều sử dụng đường bộ với những phương tiện giao thông tương tự nhau trong 1 thời gian rất dài, đủ lâu để ngta rút ra những bài học, những nghiên cứu và đưa ra những phương án tối ưu nhất cho các trường hợp tổ chức giao thông rồi. Ví như cái ô tô bình thường có 4 bánh, sử dụng lốp bằng cao su,... nó là cái cả thế giới sử dụng rồi, tương lai xa hơn thì chưa biết nhưng hiện tại thì ngta đủ căn cứ để khẳng định nó là phù hợp đấy. Tổ chức giao thông ở nút giao cũng vậy, với chừng đó tiền, chừng đó đất, lượng phương tiện như vậy,... thì ngta có cách tổ chức như vậy. Đừng lôi 1 cách tổ chức ở nơi nào đó về rồi mỉa mai "IQ cao" ở VN, IQ vì hiểu biết của họ thực sự cao và (nếu quan trọng yếu tố nước ngoài) thì họ ko thiếu tiền thuê chuyên gia nước ngoài tham mưu đâu.

Mà chắc anh tự thấy đc là cái trường hợp ở "nước ngoài" mà anh nói nó chả giống gì ở VN rồi đúng ko? Rồi thì đường tụi nó vắng chả phải dễ tổ chức giao thông hơn là gì mà anh bảo là "sai lầm lớn" :D Tỉ lệ xe nó khác, lưu lượng xe ít hơn, chủng loại phương tiện ít phức tạp hơn,... thì mới đi áp dụng cái biện pháp đó, chứ thử đông như VN xem có rối ngay ko. Và tôi ko nói cái cách đó là vô dụng, tôi chỉ bảo nó ko phù hợp ở VN nên áp vào thì có khi gây tác dụng ngược, chứ còn nó mà tốt thì ngta đã áp dụng rồi vì nó là 1 biện pháp đơn giản dễ dùng chứ chả có gì cao siêu.

Về việc sử dụng đường 1 chiều thì rõ là nó có giảm gánh nặng lên hệ thống giao thông đấy (bao gồm cả đường chính/nhánh), anh có thể ko hiểu nhưng ko phải tự dưng ở VN nhiều nơi áp dụng đường 1 chiều đâu.

Còn cái mớ phân tích về phương pháp phân luồng giao thông thì tôi đọc nhưng tôi sẽ ko có ý kiến vì cách anh nói nó rất phiến diện. Như tôi đã nói, việc tổ chức giao thông nó là sự đánh đổi giữa lợi/hại, ngta sẽ chọn phương án tối ưu nhất chứ ko có phương án hoàn hảo về mọi khía cạnh. Mà trong hàng đống yếu tố thì ngta phải nghiên cứu kỹ, đánh giá từng yếu tố đó (phải có kiến thức rộng ở nhiều ngành), và xây dựng nên 1 bài toán lớn với nhiều trị số tham gia vào. Việc này cần nhiều dữ liệu và nhiều cái đầu lớn để làm, và đã có người làm rồi, chúng ta nên sử dụng kết quả đó thay vì lội ngược dòng (à, trừ trường hợp anh là thiên tài thì có thể thử ngược dòng, biết đâu lại sáng tạo ra cái gì hay ho).

Chứ nói như anh, tổ chức giao thông mà ko xét đến yếu tố thời gian, hao mòn, nhiên liệu, hiệu suất,... vậy thì cứ cho toàn bộ chạy với vận tốc 10-20km/h gì đó, đèn đỏ cho hẳn 10 phút, hạn chế luôn số lượng phương tiện và thời gian tham gia giao thông,... thì có phải là an toàn và đỡ rối ko :go: Còn thực tế thì chả ai làm như vậy, cần phải đi nhanh, làm ăn cần phải sinh lợi,... thế là lại phải quay lại bài toán liên quan tới vận tốc, hao phí, độ an toàn,...Ở góc nhìn của nhà tổ chức giao thông thì phải tính toán làm sao để bảo đảm điều kiện tốt nhất cho tất cả mọi người, chứ anh lại nghĩ là chỉ lo cho doanh nghiệp thì nó bé quá. Tôi đã nói rõ là bài toán rất lớn với nhiều yếu tố rồi mà.
Học hay ko thì cũng là con người, là con người không ai hoàn hảo. Đáng tin cậy thì bộ mặt giao thông nó đã khác nên anh đừng có nhân danh có học nên đáng tin cậy hơn, chả tự nhiên thỉnh thoảng vẫn có mấy chương trình cho người ngoài ngành góp ý kiến. Ý kiến của tôi đáng tin cậy hay không thì tôi ko biết, tôi vẫn bảo từ nói lý thuyết đến thực tế nó khác nhau chứ tôi đếch có bảo nó đáng tin hơn, học kỹ sư có bệnh nhét chữ vào mồm ah anh?
Chuyện đồ điện tử thì chắc anh sẽ không ngờ lỗi nó lại nằm ở....gia công chế tạo cơ khí thông thường đâu anh nhỉ? Hằng bao nhiêu kỹ sư tính toán rồi vẫn có lỗi yếu điểm trên 1 cái body bằng nhôm làm máy móc bị cong, và rồi năm sau vẫn cái body như vậy người ta khắc phục bằng cách....thêm thanh gia cố, làm máy dày lên một tí. Tôi không nghĩ đấy là sự tiến bộ của ngành điện tử mà là sự thiếu sót của các kỹ sư thiết kế, và anh thì đang tâng các kỹ sư đấy lên bằng khẩu hiệu: "Người ta tính kỹ lắm rồi, tin đi"
Xin lỗi tôi đọc mấy cái dòng đầu này đã thấy anh hổng to đùng. Vì thế tôi phản biện ngắn gọn, chỗ dông dài còn lại xin phép không tiếp vì tôi thấy nó giống như đi vào ngõ cụt. Cái gì tôi cần nói tôi đã nói ở các post trước rồi rồi, nếu mà anh học hay làm ở bên giao thông nữa thì tôi càng quan ngại hơn cho tình hình giao thông xứ này vì dường như các anh dậm chân tại chỗ theo một cái suy nghĩ rằng "tính kỹ rồi/đáng tin cậy rồi", nghĩa là đối với các anh như vầy là "tốt rồi, chấp nhận được". Phong cách suy nghĩ này đặc biệt nguy hiểm khiến cho phát triển dậm chân tại chỗ, chả trách vì sao tắc hoàn tắc.
 
Last edited:
Đường hơn 2 làn mỗi bên thì làm giá long môn là hợp lý. Còn đường mỗi bên 1 , 2 làn thì phí lắm. Thay vào đó làm biển báo 2 bên đường luôn là được.
View attachment 974463
Tôi cũng muốn làm kiểu biển báo cả 2 bên đường như thế này.
Còn trường hợp đường đôi có con lươn ở giữa tại sao không đặt biển báo tốc độ ở giữa con lươn cho dễ nhìn nhỉ?
 
Học hay ko thì cũng là con người, là con người không ai hoàn hảo. Đáng tin cậy thì bộ mặt giao thông nó đã khác nên anh đừng có nhân danh có học nên đáng tin cậy hơn, chả tự nhiên thỉnh thoảng vẫn có mấy chương trình cho người ngoài ngành góp ý kiến. Ý kiến của tôi đáng tin cậy hay không thì tôi ko biết, tôi vẫn bảo từ nói lý thuyết đến thực tế nó khác nhau chứ tôi đếch có bảo nó đáng tin hơn, học kỹ sư có bệnh nhét chữ vào mồm ah anh?
Chuyện đồ điện tử thì chắc anh sẽ không ngờ lỗi nó lại nằm ở....gia công chế tạo cơ khí thông thường đâu anh nhỉ? Hằng bao nhiêu kỹ sư tính toán rồi vẫn có lỗi yếu điểm trên 1 cái body bằng nhôm làm máy móc bị cong, và rồi năm sau vẫn cái body như vậy người ta khắc phục bằng cách....thêm thanh gia cố, làm máy dày lên một tí. Tôi không nghĩ đấy là sự tiến bộ của ngành điện tử mà là sự thiếu sót của các kỹ sư thiết kế, và anh thì đang tâng các kỹ sư đấy lên bằng khẩu hiệu: "Người ta tính kỹ lắm rồi, tin đi"
Xin lỗi tôi đọc mấy cái dòng đầu này đã thấy anh hổng to đùng. Vì thế tôi phản biện ngắn gọn, chỗ dông dài còn lại xin phép không tiếp vì tôi thấy nó giống như đi vào ngõ cụt. Cái gì tôi cần nói tôi đã nói ở các post trước rồi rồi, nếu mà anh học hay làm ở bên giao thông nữa thì tôi càng quan ngại hơn cho tình hình giao thông xứ này vì dường như các anh dậm chân tại chỗ theo một cái suy nghĩ rằng "tính kỹ rồi/đáng tin cậy rồi", nghĩa là đối với các anh như vầy là "tốt rồi, chấp nhận được". Phong cách suy nghĩ này đặc biệt nguy hiểm khiến cho phát triển dậm chân tại chỗ, chả trách vì sao tắc hoàn tắc.
Định ko nói với anh rồi, nhưng anh lỳ quá. Ai nhét chữ nhìn là thấy thôi, chả biết gì mà cứ thích đi chê IQ cao của cả nước! Đã bảo là nói riêng về tổ chức giao thông thì nó chả phải cái công nghệ gì cao siêu, khó học hỏi. Thế giới này có những biện pháp thông dụng và phù hợp, vấn đề là triển khai cách nào cho tối ưu thôi, và việc này thì người ta nghiên cứu cho nát ra rồi.

Giao thông VN rối như tơ, mấy thằng Tây qua đây còn chẳng dám đi ngang đường, nên đừng bao giờ lôi cách tổ chức đơn giản của tụi nó rồi nghĩ là chỉ đơn giản áp 1 phát vào VN sẽ đc. Mỗi điều kiện khác đi 1 chút thì cái kết nó sẽ khác biệt hoàn toàn. Xe máy tuy nhỏ nhưng nó cũng là 1 phương tiện, nó đi lối riêng của nó, giống như nhặt và sắp xếp 10 tảng đá nặng 10 kg thì nó khác hẳn nhặt và sắp xếp 10 kg sỏi vụn vậy.

Tôi ko nói là có học thì sẽ hoàn hảo và ko sai (chỗ này là anh nhét chữ vào mồm nè), nhưng rõ ràng là nhiều người có học hỏi, nghiên cứu, có tổ chức, thuê chuyên gia,... mà anh ko tin thì ko lẽ lại đi tin anh ấy à? Các "IQ cao" mà anh nói có thể họ ko đúng 100%, tôi cũng chẳng bảo anh sai 100%, nhưng rõ ràng khi đụng đến việc lớn thì chắc chắn ngta sẽ tin tưởng 1 tổ chức IQ cao chứ chả ai đi nghe theo 1 thằng ất ơ vô căn cứ trên mạng cả.

Thiết bị điện tử ko phải là ko có lỗi (bởi nó gồm rất nhiều chi tiết), nhưng anh đừng nghĩ tụi kỹ sư nó ngu (mỗi anh khôn?) tới mức có vài cái lỗi cơ bản mà cứ để thế mãi mà ko khắc phục đc. Bộ tụi nó ko biết Google, ko biết vào 4rums hoặc ko có đội ngũ tổng hợp feedback của người dùng sao?

Chẳng qua là vì vấn đề sản xuất, chi phí, lợi nhuận,... nên nhiều lúc nó chưa cần khắc phục những lỗi cơ bản đó thôi. Ví dụ bộ vỏ lỗi nhưng dễ sản xuất, tiết kiệm vật liệu, làm người dùng nhanh thay máy mới, nó lỡ sản xuất nhiều rồi,... thì nó sẽ đưa ra bài toán kinh tế và lựa chọn phương án nào có lợi, chứ ko phải cứ lỗi là khắc phục cho bằng hết, rồi có tính năng công nghệ mới là tích hợp vào cả. Nó phải tìm cách chia nhỏ ra, nâng cấp dần, khắc phục dần, làm kiểu đấy thì đời sau mới bán đc nhiều máy. Đừng nghĩ là khôn hơn đc tụi nó nhé!

Tôi cũng chả ngại mà thừa nhận tôi có bằng cấp về giao thông lẫn bằng cấp về vận tải, làm trong ngành giao thông - vận tải hơn chục năm rồi. Và khi đi dự hội thảo về các vấn đề giao thông lớn thì tôi cũng chỉ biết nghe và học hỏi thôi chứ chưa giỏi giang tới cái tầm đc phát biểu ở đấy. Và khi thấy 1 tngười chỉ mới nhìn thấy cách tổ chức giao thông ở đâu đó rồi có vẻ mỉa mai ngành giao thông nước nhà thì tôi phải lên tiếng góp ý chứ (bộ thấy có 1 thằng chả chuyên môn quái gì mà đi chê bai, dạy đời các "IQ cao" mà mình lại ko góp ý; và khi tôi lên tiếng thì anh lại cho là tôi nhét chữ vào mồm anh?).

Anh chả biết quái gì, người ta tính tường tận tới từng chi tiết, xây dựng cả những mô hình rất lớn để tìm ra cách xử lý tốt nhất. Còn anh chỉ nhìn cái dòng xe và cho rằng có cách tổ chức tốt hơn. Thực tế là áp cái cách của anh vào nó sẽ nảy sinh hàng đống mâu thuẫn và vấn đề cần giải quyết khác chứ nó chả dễ như anh nghĩ đâu. Tương tự như việc anh có thể dễ dàng kiếm ra vài điểm để chê trên chiếc iPhone hoặc Macbook, nhưng anh ko bao giờ giỏi như kỹ sư của Apple và cũng chả làm tốt hơn họ đc đâu (và anh lấy gì để chê họ, có bao giờ nghĩ họ cố ý để những lỗi đó vì có lý do để chưa cần phải khắc phục ko?). Cái anh nhìn thấy đôi khi chỉ là 1 chi tiết nhỏ trong vấn đề thôi, đừng vội chê và nghĩ chỉ mỗi anh khôn còn ai cũng ngu.

1642481906733.png
 
Last edited:
Định ko nói với anh rồi, nhưng anh lỳ quá. Ai nhét chữ nhìn là thấy thôi, chả biết gì mà cứ thích đi chê IQ cao của cả nước! Đã bảo là nói riêng về tổ chức giao thông thì nó chả phải cái công nghệ gì cao siêu, khó học hỏi. Thế giới này có những biện pháp thông dụng và phù hợp, vấn đề là triển khai cách nào cho tối ưu thôi, và việc này thì người ta nghiên cứu cho nát ra rồi.

Giao thông VN rối như tơ, mấy thằng Tây qua đây còn chẳng dám đi ngang đường, nên đừng bao giờ lôi cách tổ chức đơn giản của tụi nó rồi nghĩ là chỉ đơn giản áp 1 phát vào VN sẽ đc. Mỗi điều kiện khác đi 1 chút thì cái kết nó sẽ khác biệt hoàn toàn. Xe máy tuy nhỏ nhưng nó cũng là 1 phương tiện, nó đi lối riêng của nó, giống như nhặt và sắp xếp 10 tảng đá nặng 10 kg thì nó khác hẳn nhặt và sắp xếp 10 kg sỏi vụn vậy.

Tôi ko nói là có học thì sẽ hoàn hảo và ko sai (chỗ này là anh nhét chữ vào mồm nè), nhưng rõ ràng là nhiều người có học hỏi, nghiên cứu, có tổ chức, thuê chuyên gia,... mà anh ko tin thì ko lẽ lại đi tin anh ấy à? Các "IQ cao" mà anh nói có thể họ ko đúng 100%, tôi cũng chẳng bảo anh sai 100%, nhưng rõ ràng khi đụng đến việc lớn thì chắc chắn ngta sẽ tin tưởng 1 tổ chức IQ cao chứ chả ai đi nghe theo 1 thằng ất ơ vô căn cứ trên mạng cả.

Thiết bị điện tử ko phải là ko có lỗi (bởi nó gồm rất nhiều chi tiết), nhưng anh đừng nghĩ tụi kỹ sư nó ngu (mỗi anh khôn?) tới mức có vài cái lỗi cơ bản mà cứ để thế mãi mà ko khắc phục đc. Bộ tụi nó ko biết Google, ko biết vào 4rums hoặc ko có đội ngũ tổng hợp feedback của người dùng sao?

Chẳng qua là vì vấn đề sản xuất, chi phí, lợi nhuận,... nên nhiều lúc nó chưa cần khắc phục những lỗi cơ bản đó thôi. Ví dụ bộ vỏ lỗi nhưng dễ sản xuất, tiết kiệm vật liệu, làm người dùng nhanh thay máy mới, nó lỡ sản xuất nhiều rồi,... thì nó sẽ đưa ra bài toán kinh tế và lựa chọn phương án nào có lợi, chứ ko phải cứ lỗi là khắc phục cho bằng hết, rồi có tính năng công nghệ mới là tích hợp vào cả. Nó phải tìm cách chia nhỏ ra, nâng cấp dần, khắc phục dần, làm kiểu đấy thì đời sau mới bán đc nhiều máy. Đừng nghĩ là khôn hơn đc tụi nó nhé!

Tôi cũng chả ngại mà thừa nhận tôi có bằng cấp về giao thông lẫn bằng cấp về vận tải, làm trong ngành giao thông - vận tải hơn chục năm rồi. Và khi đi dự hội thảo về các vấn đề giao thông lớn thì tôi cũng chỉ biết nghe và học hỏi thôi chứ chưa giỏi giang tới cái tầm đc phát biểu ở đấy. Và khi thấy 1 tngười chỉ mới nhìn thấy cách tổ chức giao thông ở đâu đó rồi có vẻ mỉa mai ngành giao thông nước nhà thì tôi phải lên tiếng góp ý chứ (bộ thấy có 1 thằng chả chuyên môn quái gì mà đi chê bai, dạy đời các "IQ cao" mà mình lại ko góp ý; và khi tôi lên tiếng thì anh lại cho là tôi nhét chữ vào mồm anh?).

Anh chả biết quái gì, người ta tính tường tận tới từng chi tiết, xây dựng cả những mô hình rất lớn để tìm ra cách xử lý tốt nhất. Còn anh chỉ nhìn cái dòng xe và cho rằng có cách tổ chức tốt hơn. Thực tế là áp cái cách của anh vào nó sẽ nảy sinh hàng đống mâu thuẫn và vấn đề cần giải quyết khác chứ nó chả dễ như anh nghĩ đâu. Tương tự như việc anh có thể dễ dàng kiếm ra vài điểm để chê trên chiếc iPhone hoặc Macbook, nhưng anh ko bao giờ giỏi như kỹ sư của Apple và cũng chả làm tốt hơn họ đc đâu (và anh lấy gì để chê họ, có bao giờ nghĩ họ cố ý để những lỗi đó vì có lý do để chưa cần phải khắc phục ko?). Cái anh nhìn thấy đôi khi chỉ là 1 chi tiết nhỏ trong vấn đề thôi, đừng vội chê và nghĩ chỉ mỗi anh khôn còn ai cũng ngu.

View attachment 980549
Em có comment là bác nãy giờ cũng chủ yếu là chê bai bác TonyNG là không biết gì, 1 cách chung chung. Vậy bác có thể đưa ra 1 ví dụ cụ thể cách các chuyên gia đang giải quyết tình hình giao thông ở Việt Nam như thế nào không ạ, vì thấy bác cũng đi dự nhiều hội thảo rồi?

Đồng ý với bác là để giải quyết triệt để vấn đề giao thông thì không thể chỉ kẻ lại làn đường, đặt thêm biển báo, mà nó còn liên quan đến quy hoạch chung, rèn luyện ý thức, hạn chế xe, giao thông công cộng, ... Vậy IQ cao đã thông báo kế hoạch hay lộ trình gì chưa, hay chỉ mới dừng lại ở hội nghị? (cái này thì em không biết vì không theo dõi sát)

Một cái nữa, giải quyết giao thông trong thành phố lớn khó do mật độ xây dựng cao là một chuyện. Nhưng tại sao khi xây những con đường mới, ở những chỗ vắng vẻ hơn thì tại sao không nâng cấp chất lượng/ tiêu chuẩn luôn, điển hình là 2 ví dụ dưới đây:
  • Cao tốcMỹ Thuận - Trung Lương:
    • 2 làn xe mỗi bên, không làn dừng khẩn cấp (?!!)
    • Làn xe lại còn hẹp như hoặc hơn đường thường
    • Tốc độ tối đa 80km/h (vậy mà vẫn gọi là cao tốc ...)
    • Làm trong 10 năm (no comment)
  • Cao tốc Hải Phòng Hà Nội:
    • Đường nhập vào cao tốc quá gắt, quá nguy hiểm, còn không có làn tăng tốc. Chưa thấy chỗ nào đường vào cao tốc thế này
Bởi vậy, em thấy bác kia nói nền giao thông Việt Nam kém cỏi cũng không phải không có cơ sở, vì ngay đến phần thiết kế những cái cơ bản đã không đạt chuẩn, thì làm sao nói đến chuyện thiết kế phù hợp với tình hình của từng địa phương/ quốc gia.

Thêm một chút background của em: ở Singapore 11 năm, làm cầu đường 7 năm, chưa làm việc ở Việt Nam bao giờ.
 
Em có comment là bác nãy giờ cũng chủ yếu là chê bai bác TonyNG là không biết gì, 1 cách chung chung. Vậy bác có thể đưa ra 1 ví dụ cụ thể cách các chuyên gia đang giải quyết tình hình giao thông ở Việt Nam như thế nào không ạ, vì thấy bác cũng đi dự nhiều hội thảo rồi?
Nếu bạn đọc từ đầu thì thấy mình chỉ ý kiến nhẹ nhàng là cái cách đó áp dụng đc với trường hợp xe ko quá nhiều thôi, chứ với giao thông tắc sẵn như ở VN mà cứ cho chạy vòng vòng thì có khi lại thêm nghẽn. Bạn kia thì cứ muốn nói như kiểu cách đó là cách hay ho lắm mà ko ai biết vậy.
Một cái nữa, giải quyết giao thông trong thành phố lớn khó do mật độ xây dựng cao là một chuyện. Nhưng tại sao khi xây những con đường mới, ở những chỗ vắng vẻ hơn thì tại sao không nâng cấp chất lượng/ tiêu chuẩn luôn, điển hình là 2 ví dụ dưới đây:
Bạn đi những thành phố quy hoạch mới sau này thì sẽ thấy, hệ thống giao thông nó đã khác, rộng rãi hơn nhiều (ví dụ như về Ninh Thuận chẳng hạn, đường trong thành phố rộng rãi lắm). Năm 1995 hay 2000 mà nói vạch ra 1 quy hoạch phù hợp hiện nay là rất khó, chứ tầm 2010-2015 thì nó lại dễ hơn nhiều.

Còn nhiều nơi, như TP HCM hay HN thì hệ thống giao thông kế thừa từ ngày xưa rồi, nó ko thể hoàn toàn phù hợp với hiện nay đc, muốn ngon thì chỉ có "đập đi xây lại" toàn bộ (sao mà làm đc việc đấy, mua m2 đất ở HN/SG nó đâu có rẻ).

Dĩ nhiên có lỗi của khâu quy hoạch, ngày xưa cũng có ý kiến về việc mở đường rộng để chờ sẵn nhưng ko đc nhìn nhận đúng mức. Ngoài ra: phần vì vướng mặt bằng, phần thì do kinh phí, và tầm nhìn con người cũng k đủ bao quát để đánh giá đc là hiện nay tình hình giao thông lại tới mức này. Mỗi nguyên nhân đều góp phần cả.
  • 2 làn xe mỗi bên, không làn dừng khẩn cấp (?!!)
  • Làn xe lại còn hẹp như hoặc hơn đường thường
  • Tốc độ tối đa 80km/h (vậy mà vẫn gọi là cao tốc ...)
  • Làm trong 10 năm (no comment)
Mình thì ko nắm rõ cụ thể về tuyến này, nhưng nhìn cái tốc độ 80 km/h thì giống đường bình thường rồi (bình thường đã cho chạy 80-90 km/h). Khả năng đây là đường làm trước, sau này mới nâng lên cao tốc?

Vấn đề về kinh phí nó khó khăn lắm, có tiền thì làm gì cũng dễ, ko tiền thì muốn giải phóng đủ đất (tính cả đất hành lang 2 bên) đã khó như lên trời.

Việc làm 1 con đường nó ko khó, mà khó là mặt bằng và kinh phí. Chưa nói trình độ ở VN, cứ cho là trình ko đủ thì gọi 1 cái là thuê đc chuyên gia, thuê đc nhà thầu xịn về làm (như mấy cây cầu lớn ấy, nhiều cái cũng phải có Nhật tư vấn và hỗ trợ). Hoặc như ở VN, muốn đi Roll Royce ko phải là ko thể, mà phải cần nhiều tiền.
  • Đường nhập vào cao tốc quá gắt, quá nguy hiểm, còn không có làn tăng tốc. Chưa thấy chỗ nào đường vào cao tốc thế này
Đường này thì mình cũng ko rõ, nhưng đường cao tốc nó có quy định hẳn hoi.
Bởi vậy, em thấy bác kia nói nền giao thông Việt Nam kém cỏi cũng không phải không có cơ sở, vì ngay đến phần thiết kế những cái cơ bản đã không đạt chuẩn, thì làm sao nói đến chuyện thiết kế phù hợp với tình hình của từng địa phương/ quốc gia.
Cái mình nói từ đầu là nói về vấn đề "tổ chức giao thông" chứ ko phải toàn bộ "nền giao thông", và cái này thì nó ko quá cao siêu đến mức ko học đc người ta. Phương án thì VN có thể đưa ra, mà vấn đề nó xuất phát từ hạ tầng và tính chất ở VN mình nó ko đc như người ta để mà triển khai cho bằng ngta đc.

Mình ko có nói nền giao thông VN ngon như các nước phát triển, hạ tầng của thằng nghèo thì làm sao mà ngon bằng thằng giàu đc, ngoài ra thì vấn đề phương tiện ở VN nó cũng phức tạp hơn nhiều. Chứ còn đủ giàu => phát triển giao thông công cộng đủ tốt, giảm phương tiện cá nhân, giải phóng mặt bằng để mở rộng những tuyến đường cần thiết,... thì vấn đề giao thông sẽ thoải mái hơn nhiều.

Cả vấn đề quy hoạch lẫn xây dựng thì nước mình vẫn có thể làm đc (đại loại là ko phải là ko biết cách làm, công nghệ làm đường thông thường nó cũng chẳng đột phá gì nhiều, tiêu chuẩn - quy chuẩn của các nước cũng ko phải bí mật gì, kể cả có công nghệ gì đặc biệt thì vẫn mua đc). Nhưng cái gì cũng phải từ từ, và đó là do vấn đề về kinh phí (có cách làm rồi nhưng tiền đâu để triển khai) => nhiều khi ngta biết là làm như thế là tốt nhất, nhưng điều kiện nó đang như vậy thì phải chọn phương án khác phù hợp hơn.

Ngoài ra, ở VN còn rất nhiều vùng miền mà đường xá xấu kinh khủng lắm, mùa mưa bị chia cắt và ko thể đi nổi luôn. Bởi vậy, nghèo thì nghèo nhưng vẫn phải dành vốn để phát triển những nơi này, cho nên việc cải thiện giao thông ko phải là ngày 1 ngày 2 đc. Trừ khi trung quả, kiểu như đào ra 1 mỏ dầu siêu khủng chẳng hạn, rồi bán dầu kiếm $$ số lượng lớn,... thì mới nhanh đc.

Bạn làm giao thông thì biết rõ là nó liên quan đủ thứ vấn đề đấy, mà ở VN thì ko thiếu những điều kiện khó nhằn. Còn cái bạn kia, bạn ấy nghĩ đơn giản kiếm 1 phương án tổ chức giao thông nào đó và áp vào là giải quyết đc bài toán ách tắc tại VN, rồi nói như thể ngành giao thông VN ngu lắm hay sao mà ko giải quyết đc. Đó là lý do mình phản bác bạn ấy.

Dĩ nhiên, ngoài vấn đề khách quan thì vẫn phải nhìn nhận những nguyên nhân chủ quan như rút ruột công trình, quản lý kém, tham ô tham nhũng,... gây lãng phí tiền của => làm chậm quá trình phát triển giao thông tại VN.

PS: Đặc điểm của làm đường ấy, nó ko giống như xây nhà chọc trời hay công trình đặc biệt. Khó khăn chủ yếu của làm đường nó ko nằm ở công nghệ mà nó khó ở kinh phí là chính. Đường nội bộ ở cảng, nơi mà phương tiện nặng lưu thông nhiều thì VN mình vẫn làm đơn giản, hay đường đua đáp ứng xe chạy vận tốc cao thì vẫn cứ làm đc bình thường => Làm 100m đường ngon lành thì đơn giản, nhưng làm tới 100km, 1000km, 10000km,... thì kinh phí nó đội lên rất là khủng khiếp. Nên chẳng phải là ko biết làm, mà là tiền cho giao thông nó có hạn, chia ra phát triển cả cái đất nước rộng lớn này thì ko đòi hỏi cao đc đâu.
 
Tôi cũng muốn làm kiểu biển báo cả 2 bên đường như thế này.
Còn trường hợp đường đôi có con lươn ở giữa tại sao không đặt biển báo tốc độ ở giữa con lươn cho dễ nhìn nhỉ?
Ở VN có mà nhỉ? Tôi nhớ vậy

Còn ở một nước tư bản, tìm đại hình cũng có.
LyXfYjMDCYOQNwo-800x450-noPad.jpg
 
Nếu bạn đọc từ đầu thì thấy mình chỉ ý kiến nhẹ nhàng là cái cách đó áp dụng đc với trường hợp xe ko quá nhiều thôi, chứ với giao thông tắc sẵn như ở VN mà cứ cho chạy vòng vòng thì có khi lại thêm nghẽn. Bạn kia thì cứ muốn nói như kiểu cách đó là cách hay ho lắm mà ko ai biết vậy.

Bạn đi những thành phố quy hoạch mới sau này thì sẽ thấy, hệ thống giao thông nó đã khác, rộng rãi hơn nhiều (ví dụ như về Ninh Thuận chẳng hạn, đường trong thành phố rộng rãi lắm). Năm 1995 hay 2000 mà nói vạch ra 1 quy hoạch phù hợp hiện nay là rất khó, chứ tầm 2010-2015 thì nó lại dễ hơn nhiều.

Còn nhiều nơi, như TP HCM hay HN thì hệ thống giao thông kế thừa từ ngày xưa rồi, nó ko thể hoàn toàn phù hợp với hiện nay đc, muốn ngon thì chỉ có "đập đi xây lại" toàn bộ (sao mà làm đc việc đấy, mua m2 đất ở HN/SG nó đâu có rẻ).

Dĩ nhiên có lỗi của khâu quy hoạch, ngày xưa cũng có ý kiến về việc mở đường rộng để chờ sẵn nhưng ko đc nhìn nhận đúng mức. Ngoài ra: phần vì vướng mặt bằng, phần thì do kinh phí, và tầm nhìn con người cũng k đủ bao quát để đánh giá đc là hiện nay tình hình giao thông lại tới mức này. Mỗi nguyên nhân đều góp phần cả.

Mình thì ko nắm rõ cụ thể về tuyến này, nhưng nhìn cái tốc độ 80 km/h thì giống đường bình thường rồi (bình thường đã cho chạy 80-90 km/h). Khả năng đây là đường làm trước, sau này mới nâng lên cao tốc?

Vấn đề về kinh phí nó khó khăn lắm, có tiền thì làm gì cũng dễ, ko tiền thì muốn giải phóng đủ đất (tính cả đất hành lang 2 bên) đã khó như lên trời.

Việc làm 1 con đường nó ko khó, mà khó là mặt bằng và kinh phí. Chưa nói trình độ ở VN, cứ cho là trình ko đủ thì gọi 1 cái là thuê đc chuyên gia, thuê đc nhà thầu xịn về làm (như mấy cây cầu lớn ấy, nhiều cái cũng phải có Nhật tư vấn và hỗ trợ). Hoặc như ở VN, muốn đi Roll Royce ko phải là ko thể, mà phải cần nhiều tiền.

Đường này thì mình cũng ko rõ, nhưng đường cao tốc nó có quy định hẳn hoi.

Cái mình nói từ đầu là nói về vấn đề "tổ chức giao thông" chứ ko phải toàn bộ "nền giao thông", và cái này thì nó ko quá cao siêu đến mức ko học đc người ta. Phương án thì VN có thể đưa ra, mà vấn đề nó xuất phát từ hạ tầng và tính chất ở VN mình nó ko đc như người ta để mà triển khai cho bằng ngta đc.

Mình ko có nói nền giao thông VN ngon như các nước phát triển, hạ tầng của thằng nghèo thì làm sao mà ngon bằng thằng giàu đc, ngoài ra thì vấn đề phương tiện ở VN nó cũng phức tạp hơn nhiều. Chứ còn đủ giàu => phát triển giao thông công cộng đủ tốt, giảm phương tiện cá nhân, giải phóng mặt bằng để mở rộng những tuyến đường cần thiết,... thì vấn đề giao thông sẽ thoải mái hơn nhiều.

Cả vấn đề quy hoạch lẫn xây dựng thì nước mình vẫn có thể làm đc (đại loại là ko phải là ko biết cách làm, công nghệ làm đường thông thường nó cũng chẳng đột phá gì nhiều, tiêu chuẩn - quy chuẩn của các nước cũng ko phải bí mật gì, kể cả có công nghệ gì đặc biệt thì vẫn mua đc). Nhưng cái gì cũng phải từ từ, và đó là do vấn đề về kinh phí (có cách làm rồi nhưng tiền đâu để triển khai) => nhiều khi ngta biết là làm như thế là tốt nhất, nhưng điều kiện nó đang như vậy thì phải chọn phương án khác phù hợp hơn.

Ngoài ra, ở VN còn rất nhiều vùng miền mà đường xá xấu kinh khủng lắm, mùa mưa bị chia cắt và ko thể đi nổi luôn. Bởi vậy, nghèo thì nghèo nhưng vẫn phải dành vốn để phát triển những nơi này, cho nên việc cải thiện giao thông ko phải là ngày 1 ngày 2 đc. Trừ khi trung quả, kiểu như đào ra 1 mỏ dầu siêu khủng chẳng hạn, rồi bán dầu kiếm $$ số lượng lớn,... thì mới nhanh đc.

Bạn làm giao thông thì biết rõ là nó liên quan đủ thứ vấn đề đấy, mà ở VN thì ko thiếu những điều kiện khó nhằn. Còn cái bạn kia, bạn ấy nghĩ đơn giản kiếm 1 phương án tổ chức giao thông nào đó và áp vào là giải quyết đc bài toán ách tắc tại VN, rồi nói như thể ngành giao thông VN ngu lắm hay sao mà ko giải quyết đc. Đó là lý do mình phản bác bạn ấy.

Dĩ nhiên, ngoài vấn đề khách quan thì vẫn phải nhìn nhận những nguyên nhân chủ quan như rút ruột công trình, quản lý kém, tham ô tham nhũng,... gây lãng phí tiền của => làm chậm quá trình phát triển giao thông tại VN.

PS: Đặc điểm của làm đường ấy, nó ko giống như xây nhà chọc trời hay công trình đặc biệt. Khó khăn chủ yếu của làm đường nó ko nằm ở công nghệ mà nó khó ở kinh phí là chính. Đường nội bộ ở cảng, nơi mà phương tiện nặng lưu thông nhiều thì VN mình vẫn làm đơn giản, hay đường đua đáp ứng xe chạy vận tốc cao thì vẫn cứ làm đc bình thường => Làm 100m đường ngon lành thì đơn giản, nhưng làm tới 100km, 1000km, 10000km,... thì kinh phí nó đội lên rất là khủng khiếp. Nên chẳng phải là ko biết làm, mà là tiền cho giao thông nó có hạn, chia ra phát triển cả cái đất nước rộng lớn này thì ko đòi hỏi cao đc đâu.
À nói về cái vụ đi lòng vòng đó thì em đồng ý với bác ấy, tại vì nó là queuing theory (lý thuyết "xếp hàng) trong thiết kế giao thông, cái này em được dạy trong trường. Đại loại là khi mật độ xe càng nhiều ở một hướng đi thì cần tăng khoảng cách đường đi để cho giao thông được trơn tru không tắc nghẽn (maintain traffic flow). Ví dụ thay vì quẹo trái trực tiếp tại giao lộ chỉ vài chục mét, nhưng nếu có rất nhiều xe muốn quẹo trái trong quãng đường ngắn như thế thì sẽ gây ra tắc nghẽn phía sau. Bởi vậy, nếu để các xe quẹo phải vài trăm mét rồi đi vòng lại, thì sẽ giảm được mật độ (số xe/ độ dài quãng được) và giúp lưu thông dễ dàng hơn. Ở bên Sing, ở những vị trí giao lộ có mật độ xe cao thì họ có thể sẽ cấm rẽ phải/trái, hoặc cả ngày hoặc trong giờ cao điểm. Cho nên bác nói xe ít người ta mới làm vậy thì em thấy hơi ngược :)

Về việc tiền bạc thì em cũng hiểu được ý bác. Không có tiền -> không xây được đường -> không lưu thông được -> ít tiền, nó thành cái vòng lẩn quẩn. Nhưng theo ý kiến cá nhân của em thì thế này:
  • Nên xem việc xây cơ sở hạ tầng là đầu tư dài hạn, và cần đầu tư vào đúng chỗ thì mới sinh lợi để đầu tư tiếp chỗ khác được. Chứ mà muốn nâng cấp toàn bộ cả quốc gia cùng 1 lúc thì 10 nước Mỹ cũng không làm nổi.
  • Xây cầu đường càng hoàn chỉnh và nghiêm túc ngay từ đầu thì càng tốt. Nếu mà xây chỉ để tạm đủ xài bây giờ (như 2 ví dụ em nêu ở post trước), rồi sau này phải nâng cấp sớm hoặc tệ hơn là xây lại thì còn lãng phí hơn gấp nhiều lần, mặc dù nói là mình ít tiền.
Nói thật với bác là em cũng không mong gì hơn là mong muốn Việt Nam của mình được phát triển, đường xá ngon lành. Nhưng mà nhìn cách những người có trách nhiệm đang làm cũng thấy hơi ngán ngẩm :ah:
 
Định ko nói với anh rồi, nhưng anh lỳ quá. Ai nhét chữ nhìn là thấy thôi, chả biết gì mà cứ thích đi chê IQ cao của cả nước! Đã bảo là nói riêng về tổ chức giao thông thì nó chả phải cái công nghệ gì cao siêu, khó học hỏi. Thế giới này có những biện pháp thông dụng và phù hợp, vấn đề là triển khai cách nào cho tối ưu thôi, và việc này thì người ta nghiên cứu cho nát ra rồi.

Giao thông VN rối như tơ, mấy thằng Tây qua đây còn chẳng dám đi ngang đường, nên đừng bao giờ lôi cách tổ chức đơn giản của tụi nó rồi nghĩ là chỉ đơn giản áp 1 phát vào VN sẽ đc. Mỗi điều kiện khác đi 1 chút thì cái kết nó sẽ khác biệt hoàn toàn. Xe máy tuy nhỏ nhưng nó cũng là 1 phương tiện, nó đi lối riêng của nó, giống như nhặt và sắp xếp 10 tảng đá nặng 10 kg thì nó khác hẳn nhặt và sắp xếp 10 kg sỏi vụn vậy.

Tôi ko nói là có học thì sẽ hoàn hảo và ko sai (chỗ này là anh nhét chữ vào mồm nè), nhưng rõ ràng là nhiều người có học hỏi, nghiên cứu, có tổ chức, thuê chuyên gia,... mà anh ko tin thì ko lẽ lại đi tin anh ấy à? Các "IQ cao" mà anh nói có thể họ ko đúng 100%, tôi cũng chẳng bảo anh sai 100%, nhưng rõ ràng khi đụng đến việc lớn thì chắc chắn ngta sẽ tin tưởng 1 tổ chức IQ cao chứ chả ai đi nghe theo 1 thằng ất ơ vô căn cứ trên mạng cả.

Thiết bị điện tử ko phải là ko có lỗi (bởi nó gồm rất nhiều chi tiết), nhưng anh đừng nghĩ tụi kỹ sư nó ngu (mỗi anh khôn?) tới mức có vài cái lỗi cơ bản mà cứ để thế mãi mà ko khắc phục đc. Bộ tụi nó ko biết Google, ko biết vào 4rums hoặc ko có đội ngũ tổng hợp feedback của người dùng sao?

Chẳng qua là vì vấn đề sản xuất, chi phí, lợi nhuận,... nên nhiều lúc nó chưa cần khắc phục những lỗi cơ bản đó thôi. Ví dụ bộ vỏ lỗi nhưng dễ sản xuất, tiết kiệm vật liệu, làm người dùng nhanh thay máy mới, nó lỡ sản xuất nhiều rồi,... thì nó sẽ đưa ra bài toán kinh tế và lựa chọn phương án nào có lợi, chứ ko phải cứ lỗi là khắc phục cho bằng hết, rồi có tính năng công nghệ mới là tích hợp vào cả. Nó phải tìm cách chia nhỏ ra, nâng cấp dần, khắc phục dần, làm kiểu đấy thì đời sau mới bán đc nhiều máy. Đừng nghĩ là khôn hơn đc tụi nó nhé!

Tôi cũng chả ngại mà thừa nhận tôi có bằng cấp về giao thông lẫn bằng cấp về vận tải, làm trong ngành giao thông - vận tải hơn chục năm rồi. Và khi đi dự hội thảo về các vấn đề giao thông lớn thì tôi cũng chỉ biết nghe và học hỏi thôi chứ chưa giỏi giang tới cái tầm đc phát biểu ở đấy. Và khi thấy 1 tngười chỉ mới nhìn thấy cách tổ chức giao thông ở đâu đó rồi có vẻ mỉa mai ngành giao thông nước nhà thì tôi phải lên tiếng góp ý chứ (bộ thấy có 1 thằng chả chuyên môn quái gì mà đi chê bai, dạy đời các "IQ cao" mà mình lại ko góp ý; và khi tôi lên tiếng thì anh lại cho là tôi nhét chữ vào mồm anh?).

Anh chả biết quái gì, người ta tính tường tận tới từng chi tiết, xây dựng cả những mô hình rất lớn để tìm ra cách xử lý tốt nhất. Còn anh chỉ nhìn cái dòng xe và cho rằng có cách tổ chức tốt hơn. Thực tế là áp cái cách của anh vào nó sẽ nảy sinh hàng đống mâu thuẫn và vấn đề cần giải quyết khác chứ nó chả dễ như anh nghĩ đâu. Tương tự như việc anh có thể dễ dàng kiếm ra vài điểm để chê trên chiếc iPhone hoặc Macbook, nhưng anh ko bao giờ giỏi như kỹ sư của Apple và cũng chả làm tốt hơn họ đc đâu (và anh lấy gì để chê họ, có bao giờ nghĩ họ cố ý để những lỗi đó vì có lý do để chưa cần phải khắc phục ko?). Cái anh nhìn thấy đôi khi chỉ là 1 chi tiết nhỏ trong vấn đề thôi, đừng vội chê và nghĩ chỉ mỗi anh khôn còn ai cũng ngu.

View attachment 980549
Không hoàn hảo lấy cái gì ra đảm bảo mà kêu đáng tin cậy? Đã không hoàn hảo thì tức là sẽ có sai sót, sẽ có sai sót thì đáng tin hay ko nó chỉ tương đối thôi. Hay là tôi cứ phải tin còn các bộ não kia khi nào thấy sai thì là việc của mấy bộ não đấy? Lúc đấy ai chịu trách nhiệm cho những người đã và đang phải trải qua sai sót đấy? Tiếp nhận ý kiến là 1 tư duy cầu tiến cần có đấy :feel_good:


2 cái anh bôi đen mời quote xem tôi nói chỗ nào :feel_good: nhét chữ thế này có chết không cơ chứ.

Đỏ: thế là có phải anh đang thừa nhận với tôi là kỹ sư đéo thể tính hết và phải nhận cả feedback đúng ko? Thế có khác gì cái mà tôi đang nói không?

Tôi nói mấy lần là tôi nêu ý kiến, đúng sai chưa biết nhưng chắc chắn cái vấn đề tôi nói nó đã và đang xảy ra hàng ngày với những người tham gia giao thông đấy là sự ùn tắc và nguy hiểm khi cứ phải để các xe đan nhau quá nhiều làn trong 1 khoảng cách quá ngắn như vậy :feel_good:.

Ngắn gọn thế thôi nhé. Cứ nhét chữ vào mồm thế này cãi nhau chán lắm
 
Last edited:
À nói về cái vụ đi lòng vòng đó thì em đồng ý với bác ấy, tại vì nó là queuing theory (lý thuyết "xếp hàng) trong thiết kế giao thông, cái này em được dạy trong trường. Đại loại là khi mật độ xe càng nhiều ở một hướng đi thì cần tăng khoảng cách đường đi để cho giao thông được trơn tru không tắc nghẽn (maintain traffic flow). Ví dụ thay vì quẹo trái trực tiếp tại giao lộ chỉ vài chục mét, nhưng nếu có rất nhiều xe muốn quẹo trái trong quãng đường ngắn như thế thì sẽ gây ra tắc nghẽn phía sau. Bởi vậy, nếu để các xe quẹo phải vài trăm mét rồi đi vòng lại, thì sẽ giảm được mật độ (số xe/ độ dài quãng được) và giúp lưu thông dễ dàng hơn. Ở bên Sing, ở những vị trí giao lộ có mật độ xe cao thì họ có thể sẽ cấm rẽ phải/trái, hoặc cả ngày hoặc trong giờ cao điểm. Cho nên bác nói xe ít người ta mới làm vậy thì em thấy hơi ngược :)

Về việc tiền bạc thì em cũng hiểu được ý bác. Không có tiền -> không xây được đường -> không lưu thông được -> ít tiền, nó thành cái vòng lẩn quẩn. Nhưng theo ý kiến cá nhân của em thì thế này:
  • Nên xem việc xây cơ sở hạ tầng là đầu tư dài hạn, và cần đầu tư vào đúng chỗ thì mới sinh lợi để đầu tư tiếp chỗ khác được. Chứ mà muốn nâng cấp toàn bộ cả quốc gia cùng 1 lúc thì 10 nước Mỹ cũng không làm nổi.
  • Xây cầu đường càng hoàn chỉnh và nghiêm túc ngay từ đầu thì càng tốt. Nếu mà xây chỉ để tạm đủ xài bây giờ (như 2 ví dụ em nêu ở post trước), rồi sau này phải nâng cấp sớm hoặc tệ hơn là xây lại thì còn lãng phí hơn gấp nhiều lần, mặc dù nói là mình ít tiền.
Nói thật với bác là em cũng không mong gì hơn là mong muốn Việt Nam của mình được phát triển, đường xá ngon lành. Nhưng mà nhìn cách những người có trách nhiệm đang làm cũng thấy hơi ngán ngẩm :ah:
Thì cái cách kia là 1 phương pháp tổ chức giao thông, dĩ nhiên là nó phải có tác dụng chứ mình đâu có nói là nó vô dụng.

Ý mình là cách đó có tác dụng ở nước ngoài thì chưa chắc bê về VN mình cũng đc ngay mà bạn kia cứ nói như thể có rất nhiều cách để giảm ùn tắc tại VN mà người ta ko áp dụng. Còn vì sao áp tại VN khó hơn nước ngoài là vì tại 1 nút đồng mức ở VN nó có rất nhiều phương tiện rẽ ngang rẽ dọc, và khi số lượng phương tiện ở làn bên trái rẽ sang bên phải nhiều thì nó lại gây thêm ùn tắc. Bởi vậy mình cũng có nói với bạn kia ở post trước là người ta đã dùng đường 1 chiều, tức là hướng tất cả xe theo chiều cố định, áp dụng có tính toán chung cho cả 1 khu vực thì nó sẽ giảm tải giao thông (và vì cách đó hiệu quả nên ngta đã sử dụng).

Ở mình thì cũng tính tới đầu tư dài hạn đấy bác, cấp tỉnh là đã có những kế hoạch tới năm 2050, và những kế hoạch trung hạn, ngắn hạn. Tầm trung ương thì chắc tính trước cả trăm năm. Dĩ nhiên là có tham khảo kinh nghiệm thế giới, thuê tư vấn độc lập, thuê tư vấn nước ngoài, lấy ý kiến chuyên gia trong nước,... Ko phải ngta ko biết đến sự quan trọng của giao thông, nhưng giao thông quan trọng thì các ngành khác cũng thế, mà nước lại rộng và còn nghèo, nhiều nơi thì hạ tầng gần như bằng 0 nên cũng "lực bất tòng tâm" thôi.

Giống như nhà nghèo quá, đã lo ăn từng bữa, tiền học tiền khám cho con còn phải vay nóng, thì việc mua cái xe ô tô đi cho khỏi lạnh nó là điều xa xỉ, ko phải họ ko biết lái xe hay ko biết chọn xe, mà tiền có hạn thì trước mắt phải duy trì cuộc sống đã.

Còn việc xây dựng có kế hoạch thì như mấy tỉnh mới quy hoạch gần đây thì đường xá thoải mái lắm. Chứ còn những nơi có hệ thống giao thông thuộc loại kế thừa thì cũng phải chấp nhận chứ khó mà làm lại toàn bộ lắm (HN có những con đường có chút xíu mà đầu tư tới đơn vị ngàn tỷ, tiền giải phóng mặt bằng chiếm >90% tổng mức đầu tư => 1 đoạn mà đã thế thì cải thiện toàn bộ là chưa thể làm ngay, lượng tiền đó quá nhiều và kể cả có tiền thì cũng phải dành những việc cấp thiết hơn).

Còn việc xây dựng thành nhiều giai đoạn thì cũng phải chấp nhận bác ah, là bài toán kinh tế thôi. Thay vì đợi 10 năm để đủ tiền làm 1 con đường cao tốc hoàn chỉnh, thì cứ làm 1 con đường bình thường đã, nó vẫn đáp ứng đc nhu cầu giao thông và phát triển kinh tế, chứ đợi 10 năm thì chắc toàn vùng đó ăn cám luôn quá. Kiểu như bác thích con Mẹc, nhưng trước mắt bác phải mua con Altis hay Camry gì đó để phục vụ gia đình, giao lưu làm ăn đã,... nó vẫn đi đc - chỉ là ko bằng con Mẹc, rồi sau bác bán xe cũ và nâng cấp lên con Mẹc. Tổng chi phí dĩ nhiên cao hơn mua mới 1 con Mẹc, nhưng bù lại trong thời gian đó cái xe nó phục vụ mình đc đủ thứ và giúp mình làm ra tiền để mua con xe kia.

Dĩ nhiên mình làm ngành GTVT thì mình cũng biết nó có bất cập (hay chính xác hơn là có những cá nhân làm ko tốt), nhưng cũng ko thiếu người tâm huyết và góp công xây dựng hạ tầng đất nước bác ah. Hôm trước mới đi tới 1 huyện vùng ven, đi trên đường mà nó y hệt như đi offroad ấy, đi xe bán tải 2 cầu mà còn đuối, huống hồ người dân đi xe máy => phải tâm huyết và chịu khó lắm thì mới vào đó làm đc. Nhìn chỉ muốn bỏ cục tiền ra làm con đường cho ngon nghẻ, nhưng tiền đâu cho đủ, nước mình còn đầy những tuyến đường như thế, mùa mưa cái là chia cắt 2 thôn trong cả tháng trời. Thế là cũng phải chấp nhận sửa chữa, vá víu lại để đảm bảo giao thông đã chứ biết sao hơn đc.

Cơ mà cũng ngay huyện đấy, cái huyện mà có những con đường siêu nát thì nó lại có 1 đoạn đường ngon tới mức ngta toàn cho xe lên đó và đạp hết ga hết số để thử xem xe chạy đc bao nhiêu, con đường đó tốt đủ để máy bay có thể đáp xuống hoặc cất cánh ngon lành. Bởi vậy, vấn đề đường xá ở VN chủ yếu khó khăn về kinh phí thôi chứ ko phải là "các IQ cao" thiếu năng lực, ko biết cách làm.
 
Không hoàn hảo lấy cái gì ra đảm bảo mà kêu đáng tin cậy? Đã không hoàn hảo thì tức là sẽ có sai sót, sẽ có sai sót thì đáng tin hay ko nó chỉ tương đối thôi. Hay là tôi cứ phải tin còn các bộ não kia khi nào thấy sai thì là việc của mấy bộ não đấy? Lúc đấy ai chịu trách nhiệm cho những người đã và đang phải trải qua sai sót đấy? Tiếp nhận ý kiến là 1 tư duy cầu tiến cần có đấy :feel_good:


2 cái anh bôi đen mời quote xem tôi nói chỗ nào :feel_good: nhét chữ thế này có chết không cơ chứ.

Đỏ: thế là có phải anh đang thừa nhận với tôi là kỹ sư đéo thể tính hết và phải nhận cả feedback đúng ko? Thế có khác gì cái mà tôi đang nói không?

Tôi nói mấy lần là tôi nêu ý kiến, đúng sai chưa biết nhưng chắc chắn cái vấn đề tôi nói nó đã và đang xảy ra hàng ngày với những người tham gia giao thông đấy là sự ùn tắc và nguy hiểm khi cứ phải để các xe đan nhau quá nhiều làn trong 1 khoảng cách quá ngắn như vậy :feel_good:.

Ngắn gọn thế thôi nhé. Cứ nhét chữ vào mồm thế này cãi nhau chán lắm
Thì ko hoàn hảo, nên ngta mới phải học hỏi, nghiên cứu, thuê chuyên gia,... để đưa ra cách làm. Vấn đề phức tạp, liên quan tới hàng đống chỉ tiêu thì ko lẽ lại đi nghe 1 người ko có chuyên môn nói mồm, sao mà đc.

Tôi ko nói là kỹ sư ngành điện tử có thể tính hết tất cả, nhưng chắc chắn họ giỏi chuyên môn hơn so với người dùng nên anh đừng múa rìu qua mắt thợ. Anh bảo kỹ sư ko giải quyết đc vấn đề đơn giản mà anh và nhiều người khác biết? Thường đến tầm đó thì họ thừa biết rồi, và kể cả ko biết thì họ xem feedback đầy trên mạng rồi cũng sẽ biết thôi. Nhưng họ vẫn ko khắc phục cái đơn giản đó thì khả năng là ko phải do họ ngu, mà là do họ có chủ ý, có tính toán sao cho lợi về kinh doanh cả rồi. Tức là họ có suy nghĩ, tính toán xa và rộng hơn chứ ko nằm ở mỗi cái vỏ như anh đâu. Cái ý của tôi nó rõ thế, anh đọc mà ko hiểu thì cứ đọc từ từ, vội quá xoắn cả lên.

Tóm lại ấy, vấn đề tổ chức giao thông nó liên quan tới nhiều thứ, nó là cả 1 mạng lưới. Anh thấy 1-2 vấn đề bất cập, uh thì anh cứ nói, ko ai bảo anh sai vì thực tế là nơi đâu cũng có bất cập (nhất là tổ chức giao thông, sẽ phải lựa chọn cách tối ưu chứ ko có cách hoàn hảo, tức là mỗi phương án luôn kèm theo bất lợi nhất định) => đấy là đánh giá, góp ý.

Nhưng anh chỉ nhìn đc 1 tí trong cả cái tổng thể to lớn đó thì ko nên gào mồm đi chê cả cái ngành GTVT ở VN này => như thế là ếch ngồi đáy giếng đấy.
 
Last edited:
Back
Top