kiến thức Sơ lược về vật liệu cho đế giữa (midsole) của giày chạy bộ

edta

Senior Member
overall.png

Đế giữa (midsole) là 1 thành phần quan trọng quyết định hiệu năng của 1 đôi giày chạy. Bởi vậy, hiểu được cấu trúc cũng như tính chất của các loại vật liệu phổ biến dùng để chế tạo ra midsole góp phần nào đó giúp chúng chọn được 1 đôi giày phù hợp với mục đich sử dụng và tập luyện

1. EVA

EVA 1.png


EVA-Ethylene-Vinyl-Acetate-Copolymer.jpg


Tên đầy đủ: Ethylene-vinyl Acetate Copolymer (EVA)

Ưu điểm:
mềm và êm, độ bền tốt, tương đối nhẹ, giá thành sản xuất thấp

Nhược điểm: Giày chạy bộ có đế làm từ chất liệu EVA có tuổi thọ thấp. Sau khi trải qua 1 số km nhất định, phần đế từ EVA sẽ trở nên cứng và mất đàn hồi. Những mẫu giày chạy bộ sử dụng đế giữa bằng vật liệu EVA truyền thống sẽ xuất hiện nhiều nếp nhăn và cứng lại sau 1 thời gian sử dụng.

Tuy tính chất của EVA gốc là như vậy, nhưng một số nhà sản xuất đã thực hiện sự điều chỉnh để tạo nên sự khác biệt cho loại vật liệu này. Đế CMEVA của HOKA cho cảm giác êm, thoái mái cũng như độ nảy và phản hồi nhanh. Nike Pegasus 36 dùng 1 lượng lớn đế Nike Cushion vẫn là 1 mẫu giày tuyệt vời. Cho nên thay vì mất thời gian đọc/xem quảng cáo trên các phương tiện truyền thông thì chúng ta nên ra cửa hàng để xỏ thử trên chân để cảm nhận thực tế.

EVA 2.png


Các loại đế sử dụng công nghệ vật liệu này:

Nike phylon, Nike Cushion, Nike Lunarlon, Adidas Bounce, Adidas Bounce+, Li-Ning Lightfoam/Lightfoam Plus, Anta A-FLASHFOAM, 361°QU!KFOAM, Qiaodan Light Speed, etc

2. TPU



TPU 1.jpg


TPU 2.png

Tên đầy đủ: Thermoplastic polyurethanes (TPU), Thermoplastic Polyurethane Elastomer rubber (ETPU)

Ưu điểm:
Êm và mềm, độ giảm chấn tốt, độ đàn hồi nói chung của ETPU sẽ tốt hơn EVA

Nhược điểm: độ tạo foam không cao, trọng lượng tương đối lớn, khá nặng.

Công nghệ đế ETPU chúng ta thường nghe là loại đế giữa được tạo ra từ việc tạo foam TPU. Loại đế thương mại nổi tiếng nhất sử dụng loại vật liệu này chính là đế Boost của Adidas. Cho đến trước sự ra đời của công nghệ tạo foam siêu tới hạn (supercritical foam), các mẫu giày thuộc dòng Adidas Adizero với công nghệ đế Boost thống trị các đường đua marathon. Tuy nhiên, công nghệ supercritical foam ra đời đã giải quyết vấn đề về độ đàn hồi, cũng như trọng lượng của đế ETPU nên công nghệ đế này đã được Adidas hạ cấp đưa xuống những dòng giày chạy thấp hơn như các dòng giày chạy thời trang (casual running shoes)
TPU 3.jpg


Các loại đế sử dụng công nghệ vật liệu này:

Adidas boost, Adidas Lightstrike, Li-Ning Deivefoam, Anta Mars, Saucony PWRRUN+, Qiaodan Q-Kungfu Turbo, Xtep Dynamic Foam, etc

3. TPE


TPE 1.jpg


Tên đầy đủ: Thermoplastic Elastomer, được biết như là cao su nhân tạo/tổng hợp

Ưu điểm: êm và mềm, độ bền cao

Nhược điểm: độ nảy/đàn hồi của foam phụ thuộc vào độ tinh chỉnh của nhà sản xuất. Nhìn chung, độ nảy và đàn hồi có phần giới hạn so với các loại vật liệu khác.

Có rất ít loại đế dùng thuần TPE foam trên thị trường. TPE phần lớn được sự dụng để pha trộn với các loại vật liệu khác để khắc phục nhược điểm về độ nảy/đàn hồi. Loại đế phổ thông Nike React là sự pha trộn giữa TPEEVA.
TPE 2.png

Các loại đế sử dụng công nghệ vật liệu này:

Nike React (EVA + TPE), Xtep Feather Foam (EVA + TPE + TPEE), etc
 
TPEE

TPEE 1.png


TPEE 2.jpg



Tên đầy đủ: Thermoplastic Polyester Elastomer (TPEE), được biết như là cao su polyester.

Ưu điểm: TPEE vừa có tính chất đàn hồi cao của cao su, lại vừa có tính chất dễ gia công tạo khuôn của các loại nhự thermos plastic, độ cứng cũng có thể điều chỉnh được

Nhược điểm: độ nảy/đàn hồi của foam phụ thuộc vào độ tinh chỉnh của nhà sản xuất.

TPEE được xem như là bản nâng cấp của TPE, được biết với độ đàn hồi cao và dễ gia công chế tạo, cộng với độ cứng có thể điều chỉnh được. Đế Lightstrike Pro của Adidas được cho rằng được làm từ TPEE, tuy nhiên không được xác nhận chính thức từ nhà sản xuất này
TPEE 3.png


Các loại đế sử dụng công nghệ vật liệu này:

Adidas Lightstrike Pro (không được chính thức xác nhận), Xtep Feather Foam (EVA + TPE + TPEE), Reebok Floatride Energy

5. PEBA


PEBA 1.png

Tên đầy đủ: Polyether block amide (PEBA), đây là 1 loại TPE, được biết dưới tên thương mại là PEBAX® (nhà sản xuất Arkema) hay VESTAMID®E (nhà sản xuất Evonik Industries)

Ưu điểm: có những tính chất tuyệt vời về độ đàn hồi của thermoplastic và cao su

Nhược điểm: độ ổn định kém của foam, độ bền kém so với các vật liệu khác

Các nhà sản xuất đã đưa công nghệ supercritical foam PEBA vào các sản phẩm hàng đầu của họ dùng trong các giải thi đấu, trong đó nổi bật nhất là đế Zoom X của Nike.
PEBA 2.png


Các loại đế sử dụng công nghệ vật liệu này:

Nike zoom X, Xtep Dynamic Foam PB, Adidas boost lite, Li-Ning Boom (dòng cao cấp), Anta NITROSPEED (EVA + PEBA), Saucony PWRVIZI (TPU + PEBA), Saucony PWRRUN PB, 361o Quikflame, ASICS FF Turbo

6. P4U/D3O


Là 1 dạng lưu chất phi Newton, có trạng thái nằm giữa chất lỏng và chất rắn

Ưu điểm: cảm giác êm chân, độ giảm chấn tốt

Nhược điểm: độ bền kém, thất thoát lực khi chạy, tương đối nặng

Đây là công nghệ vật liệu được hãng Peak nghiên cứu và đưa vào sử dụng trong các sản phẩm giày của họ với tên thương mại là đế Peak Taichi (thái cực). Loại đế này có 2 tính chất nổi bật: 1. Rất êm và thoài mái khi trên chân; và 2. Thất thoát lực khi chạy (do cảm giác quá mềm). Hiện tại đế Taichi đã phát triển đến thế hệ thứ 5, từ chỗ rất nặng và không thích hợp cho chạy bộ ở thế hệ thứ 1, đến việc trong lượng đã được kiểm soát nhẹ gần tương đương các công nghệ đế khác. Để đạt được điều này, Peak đã pha trộn thêm các thành phần khác vào đế Taichi (EVA, PEBA, etc)
P4U.png


Các loại đế sử dụng công nghệ vật liệu này:

Peak Taichi

7. Công nghệ tạo foam siêu tới hạn (Supercritical Foam)


Nôm na đây là công nghệ dùng các chất ở trạng thái siêu tới hạn bơm vào vật liệu gốc trong quá trình tạo foam. Sử dụng công nghệ này sẽ tạo được loại foam mềm, nhẹ và đàn hồi hơn so với công nghệ tạo foam truyền thống.

Đế Q-Kungfu Pro của Qiaodan sử dụng EVA là vật liệu gốc và khí CO2 là chất ở trạng thái siêu tới hạn để tạo supercritical foam. So với vật liệu EVA truyền thống, đế Q-Kungfu Pro là bước nhảy lớn về độ êm, độ đàn hồi cũng như là độ giảm về khối lượng

supercritical foam.png


Có 2 loại khí được sử dụng trong công nghệ này: CO2 và Nitrogen. Tuy sử dụng Nitrogen là công nghệ mới hơn được sử dụng gần đây nhưng chất lượng của foam cuối cùng phụ thuộc rất lớn vào vật liệu gốc, cũng như những tinh chỉnh từ các nhà sản xuất.

Các loại đế sử dụng công nghệ Supercritical foam

Supercritical foam PEBA

Đây là loại vật liệu midsole cao cấp nhất hiện nay, rất nhẹ (khối lượng riêng 0.11 – 0.13 kg/m3, của EVA truyền thống khoảng 0.25 kg/m3), độ đàn hồi cao, và ít nhạy với nhiệt độ thấp (ít bị cứng lại trong điều kiện nhiệt độ thấp). Đây là loại vật liệu được dùng trong các dòng sản phẩm cao cấp nhất của các hãng. Đây có lẽ là loại vật liệu vừa cho cảm giác mềm trên chân vừa không có cảm giác thất thoát lực khi chạy. Điểm yếu là độ bền tương đối kém.

Các loại đế supercritical foam PEBA

Nike zoom X, Xtep Dynamic Foam PB, Li-Ning Boom (dòng cao cấp), Anta NITROSPEED (EVA + PEBA), Saucony PWRRUN PB, 361o Quikflame, ASICS FF Turbo

Supercritical foam TPU


Đây là loại vật liệu vừa được sử dụng trong vài năm gần đây. Loại vật liệu này hơi năng hơn supercritical foam PEBA nhưng nhẹ hơn TPE (khoảng 0.13 – 0.15 kg/m3). Độ nảy/đàn hồi, độ nhạy với nhiệt độ thấp gần tương đương nhưng độ bền và chống nứt tốt hơn PEBA. Giá thành thấp hơn của PEBA nên vật liệu này được sử dụng trong các dòng trung cấp, cận cao cấp và cao cấp. Loại đế này được sử dụng rộng rãi bởi các hang giày đến từ Trung Quốc do hiệu suất chi phí/chất lượng cao (p/p).

Các loại đế supercritical foam TPU

Xtep Dynamic Foam, Li-Ning Boom (dòng trung cấp), Anta NITROEDGE, Qiaodan Q-Kungfu Turbo, 361o Qu!kCQTech

Supercritical foam EVA


Đây là loại vật liệu khá cơ bản và cân bằng giữa các yếu tố và có hiệu quả chi phí/chất lượng cao. Trọng lượng nhẹ gần tương đương PEBA, độ nảy và đàn hồi trên giấy tờ gần tương đương PEBA nhưng cảm giác trên chân không bằng được. Tuy nhiên, độ đàn hồi là cao hơn vật liệu ETPU gốc. 1 vấn đề nữa của supercritical EVA là độ đàn hồi và giảm chấn thường suy giảm ở nửa sau của cuộc chạy marathon, ko giữ được độ ổn định của tính chất này như đế PEBA. Ngoài ra, chúng cũng khá nhạy cảm và trở nên cứng hơn khi gặp nhiệt độ thấp. Tuy nhiên, độ bền của loại vật liệu này lại tốt hơn PEBA rất nhiều, cùng với ưu điểm về chi phí sản xuất đã khiến nhiều nhà sản xuất lựa chọn nó cho các dòng sản phẩm tầm trung. Các loại vật liệu khác được pha trộn chung với supercritical EVA để tăng hiệu năng sử dụng và khắc phục điểm yếu của nó, ví dụ như việc pha trộn thâm TPE hoặc PEBA.

Các loại đế supercritical foam EVA

Qiaodan Q-Kungfu Pro (pha thêm TPE ở thế hệ 1, và PEBA ở thế hệ 2), SKECHERS hyperburst, 361o Q3u!kfoam

Supercritical foam TPE


Độ đàn hồi, trọng lương riêng và độ bên của loại vật liệu này tương đương với supercritical TPU. Đây cũng là lạoi vật liệu được sử dụng trong các dòng sản phẩm trung và cao cấp. Nó được đồn đoán là được sử dụng bởi Adidas trong đế Lightstrike Pro và dòng sản phẩm adios Pro, tuy nhiên không được xác nhận chính thức từ hãng.
 
Vậy mấy đế giữa của những chiếc giày hơn 10 năm về trước, ví dụ nike dart 9 (sx năm 2011) là eva nhỉ bác
 
Back
Top