Lạnh sống lưng với cảnh vượt bất chấp trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn

Status
Not open for further replies.
Nó đủ tiêu chuẩn "cao tốc" theo luật giao thông đường bộ.
Và nó cũng chỉ chạy 60-80 thôi. Biển báo, đường gom đầy đủ.
Gọi là 2 làn nhưng làn đường khá rộng, mặt đường tốt, người ta chạy hoài chả kêu ca gì, và đường này cũng có thu phí bao giờ?
Toàn các anh chộp dc 1 cái ảnh, vin vào 1 vụ tai nạn của 1 thằng lái occut vào chê ỏng chê eo như thật.
Cao tốc 2 làn như này ở vn rất nhiều, có phải bây giờ mới có đâu.
Và quốc lộ đầy đoạn chạy 60-90 nhé.
tài xế ý thức như cái cc + hạ tầng bất cập thì tai nạn xảy ra
thằng tài sai rõ ràng rồi và nó sẽ đi tù, còn cái hạ tầng thì cũng phải tìm cách mà fix chứ ko phải thông lệ quốc tế đặc thù quốc gia mà def
Thạc sĩ Nguyễn Thanh Cường, giảng viên môn đường ô tô - đường thành phố (khoa xây dựng cầu đường Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng), nhìn nhận hiện nay cao tốc đi qua miền Trung phân mảnh mỗi đoạn một kiểu chạy.

Trừ đoạn Đà Nẵng - Quảng Ngãi có mặt cắt ngang hoàn chỉnh thì các đoạn còn lại bị cắt bỏ làn dừng xe khẩn cấp, thậm chí làn xe cơ giới, làm cho đường không đồng nhất về bề rộng.

"Đoạn từ Hòa Liên - La Sơn - Cam Lộ hoàn toàn không đủ tiêu chuẩn cao tốc của thế giới. Việc gọi tên cao tốc có thể là để phân biệt với đường ô tô thông thường nhưng hiện nay trong phân kỳ đầu tư giai đoạn 1 mới là tiêu chuẩn đường đồng bằng cấp 3. Đường này lấy tên gọi cao tốc khiến cho nhiều người dễ nhầm lẫn chạy 'ngọt' với tốc độ cao mà chủ quan thì cực kỳ nguy hiểm", ông Cường nói.
 
tài xế ý thức như cái cc + hạ tầng bất cập thì tai nạn xảy ra
thằng tài sai rõ ràng rồi và nó sẽ đi tù, còn cái hạ tầng thì cũng phải tìm cách mà fix chứ ko phải thông lệ quốc tế đặc thù quốc gia mà def

Mình đồng ý với quan điểm này... đừng gọi nó là cao tốc là giải quyết dc hết mọi vấn đề nhiều bên thắc mắc :big_smile:
 
Mình đồng ý với quan điểm này... đừng gọi nó là cao tốc là giải quyết dc hết mọi vấn đề nhiều bên thắc mắc :big_smile:
Mệt mỏi vs mấy ông quá, ko gọi nó là cao tốc thì gọi gì, tiền cao tốc nhá, đặt tên tiếng anh theo thông lệ quốc tế hộ cái. Còn bảo fix nữa, fix cái gì, trong quy hoạch nó có rồi, hoàn thành sẽ đủ 6 lane như ctdg luôn, đóng cho đã, còn giờ thì có biển đầy đủ đấy, đi theo biển thì chết ng ah, tôi chỉ thấy nó có duy nhất 1 vấn đề vs đoạn đường này thôi, xấu quá đóng ko đã.

via theNEXTvoz for iPhone
 
Mình có cmt ở post trên rồi :amazed:
1. Thím giải thích hộ vì sao theo tiêu chuẩn mặt cắt ngang (hình 2) thì dải phân cách phải 0.5m nhưng hiện tại có 0.2 (thím đừng nói 0.2 là đủ theo dải phân cách mềm nha). Nó đủ tiêu chuẩn là dải phân cách mềm nhưng để đạt dc tiêu chuẩn dải phân cách trên cao tốc thì nó không đủ. =>Cái này Bộ Conan cũng có văn bản gửi bộ GTVT rồi chứ không phải mỗi mình mình thấy lạ
2. Nói như thím tài liệu kỹ thuật nó chính xác thì theo thím mặt cắt ngang của cao tốc này đã đúng theo như cái hình 2 chưa?
Theo mình nghĩ thì bắt buộc phải có 7m (phần xe chạy, cho luôn là khẩn cấp đi) thì 2 làn phải là 14m rồi trong khi thông tin báo chí đưa thì hiện tại mới có 12m thôi (mình có dẫn link ở trên). :canny:
View attachment 2342172
Khổ quá, ông đọc thì đọc cho hết tài liệu từ trên xuống dưới.
Cứ cherry pick cắt cúp 1 đoạn tài liệu rồi bắt người ta giải thích hết lần này đến lần khác.
Các yếu tố mặt cắt ngang điển hình đường cao tốc
Đây là mô tả kỹ thuật các yếu tố tiêu chuẩn của đường cao tốc 4 làn (2 làn đường xe chạy mỗi chiều). Nếu nó có 4 làn thì mới là rộng 22 mét ở tận tốc 80km/h
Tuỳ hoàn cảnh kinh phí, địa hình, lưu lượng xe... mà sẽ thay đổi.
Cụ thể thay đổi thế nào nó định nghĩa tiếp bên dưới.
6.6 Trường hợp địa hình rất khó khăn, hoặc để rút ngắn khẩu độ công trình vượt hay qua đường, nếu được cấp quyết định đầu tư chấp thuận thì chiều rộng các yếu tố trắc ngang quy định ở Bảng 1 có thể được giảm đến trị số như sau:

- chiều rộng mặt đường giảm xuống 7,0 m;

- chiều rộng dải dừng xe khẩn cấp được giảm như chú thích 3 của Bảng 1 hoặc chỉ bố trí dải dừng xe khẩn cấp từng đoạn dài 30 m cách nhau 500 m;

- lề trồng cỏ không được dưới 0,75 m;

Phải bố trí các đoạn quá độ đủ dài từ đoạn có trắc ngang tiêu chuẩn sang đoạn có trắc ngang thu hẹp sao cho độ nghiêng của mép đoạn quá độ so với trục của mặt đường ban đầu lớn nhất là 1o. Tại hai đầu của đoạn quá độ phải nối bằng các đường cong tròn bán kính lớn hơn bán kính tương ứng với độ nghiêng iSC = + 2 % (xem Bảng 4).

6.7 Mặt cắt ngang tiêu chuẩn của đường cao tốc trường hợp bố trí phần xe chạy mỗi chiều trên nền riêng được quy định tại Điểm 1, Chú thích 3 của Bảng 1.
 
Đường xá VN mấy năm nay nâng cấp thì còn nhiều biển báo còn dễ quan sát hơn chứ trước biển báo rồi vạch chỉ đường rất chán đời và ít. Nhớ cách đây chục năm qua Đức mình choáng luôn với hệ thống biển báo của nó, trên đường đâu đâu cũng có biển chỉ dẫn, nhìn biển là có thể tự đi được dù mới sang đó còn lơ ngơ. Đi trên cao tốc mỗi đoạn ra hoặc vào cao tốc biển báo rồi vạch chỉ đường nó báo trước cả cây số tùy tốc độ và bố trí dày đặc luôn, có lơ là thì các biển sau nó vẫn đập vào mắt, chỗ nhập làn thì rất dài để cho xe theo kịp tốc độ làn nhập. Đoạn nào sửa đường thì đèn nháy nó báo cho trước cả km, kéo dài cho đến chỗ sửa để báo hiệu. Đi qua Ý thì chán toàn tập, chắc hơn VN một chút. Đường cao tốc Đức thì rộng không so sánh được, toàn 3,4 làn là nhiều. Làn trái ngoài cùng chủ yếu dùng để vượt, rất ít xe đi vào đó trừ mấy con siêu xe như kiểu Ferrari thi thoảng lại vèo qua 1 phát, xe tải, xe buýt chạy làn phải trong cùng, cứ nối nhau đi thế thôi
 
Status
Not open for further replies.
Back
Top