Nam Định hưởng ứng, quảng bá phở Việt

Khác nhau nhiều bác ạ. Tôi chỉ nói đến phở bò nhé, vì Nam Định không thấy có phở gà.

Bước vào hàng phở bò Nam Định, kiểu mấy hàng hãy có ghi chữ Cồ ấy, nếu kỹ tĩnh bác sẽ ngửi thấy hơi gừng từ nồi nước lèo đang bốc hơi nghi ngút. Phở Hà Nội thì có mùi hồi, quế nhiều hơn. Mùi thơm ngây ngất của miếng thịt bò chín kết hợp với gia vị đánh thẳng vào khứa giác của bác, ngửi thấy mùi phở thi khó có ông anh ruột nào không lục đục mò dậy được.

Tiếp đến, khi bát phở nóng hổi được bưng ra, lại đánh thức thị giác của bác. Điểm khác biệt rõ ràng trước nhất chắc chắn miếng thịt bò tái. Thịt bò trong phở Hà Nội là miếng thịt thái mỏng tang, trụng qua một lượt nước sôi nên hơi cong lại, màu đỏ hồng, ăn vào nhai dai dai sướng miệng. Còn thịt bò tái trong bát phở Nam Định lại được đập dậm thành tảng, có lẫn mấy sợi gừng thái chỉ, ăn mềm mà ngậy. Sợi bánh phở Nam Định to bản, dai hơn (nhưng ko to như một số quán phở kiểu Nam mà tôi đã từng ăn), còn bánh phở Hà Nội thì thái nhỏ, mỏng và mềm nhất trong tất cả các loại phở. Khi cái vị giác đã được thoả mãn đôi chút rồi, bác lại tiếp tục húp 1 thía nước dùng. Nước phở bò Hà Nội nổi lên 2 vị rõ rệt nhất là thanh và ngọt. Thanh thuần là một trạng thái rất phức tạp, bao gồm rất nhiều loại gia vị như quế, hồi, gừng hành nướng, thảo quả, nửa thìa cà phê dấm (chỉ có nửa thìa thôi, hoặc 1/3, múc cả muỗng hay vắt cả quả chanh vào là hỏng rồi :doubt:) hoà quyện đạt đến sự cân bằng kì diệu khó nói thành lời. Vị ngọt thì tất nhiên đến từ xương ống, tuỷ bò, thịt được ninh chậm, nhừ mà không nát. Còn khi nếm một thìa nước dùng trong bát phở bò Nam Định, bác lại có những cảm giác khác. Phở bò Nam Định ngoài các gia vị cơ bản, còn ninh thêm nhiều gừng, mía gốc và đặc biệt là nước mắm cốt. Nước mắm khiến phở Nam Định đậm đà đặc trưng và hậu vị dai dẳng hơn hẳn phở Hà Nội, thực khách nào đã được nếm thử bát phở Nam Định chính hiệu thì khó mà quên được.


Nói chung, phở Hà Nội hay phở Nam Định đều có những nét đặc sắc riêng của nó, hoặc thực khách yêu thích một loại, hoặc có thể ăn được cả hai. Cả 2 loại đều là món ăn truyền thống giàu hương, sắc, vị độc đáo của nước mình, là đặc sản người Việt Nam có thể lấy làm tự hào.
Cảm ơn những lời chia sẻ rất cầu kỳ và tâm huyết của bác, em lại nghiện bún lòng mất rồi :)
 
Khác nhau nhiều bác ạ. Tôi chỉ nói đến phở bò nhé, vì Nam Định không thấy có phở gà.

Bước vào hàng phở bò Nam Định, kiểu mấy hàng hãy có ghi chữ Cồ ấy, nếu kỹ tĩnh bác sẽ ngửi thấy hơi gừng từ nồi nước lèo đang bốc hơi nghi ngút. Phở Hà Nội thì có mùi hồi, quế nhiều hơn. Mùi thơm ngây ngất của miếng thịt bò chín kết hợp với gia vị đánh thẳng vào khứa giác của bác, ngửi thấy mùi phở thi khó có ông anh ruột nào không lục đục mò dậy được.

Tiếp đến, khi bát phở nóng hổi được bưng ra, lại đánh thức thị giác của bác. Điểm khác biệt rõ ràng trước nhất chắc chắn miếng thịt bò tái. Thịt bò trong phở Hà Nội là miếng thịt thái mỏng tang, trụng qua một lượt nước sôi nên hơi cong lại, màu đỏ hồng, ăn vào nhai dai dai sướng miệng. Còn thịt bò tái trong bát phở Nam Định lại được đập dậm thành tảng, có lẫn mấy sợi gừng thái chỉ, ăn mềm mà ngậy. Sợi bánh phở Nam Định to bản, dai hơn (nhưng ko to như một số quán phở kiểu Nam mà tôi đã từng ăn), còn bánh phở Hà Nội thì thái nhỏ, mỏng và mềm nhất trong tất cả các loại phở. Khi cái vị giác đã được thoả mãn đôi chút rồi, bác lại tiếp tục húp 1 thía nước dùng. Nước phở bò Hà Nội nổi lên 2 vị rõ rệt nhất là thanh và ngọt. Thanh thuần là một trạng thái rất phức tạp, bao gồm rất nhiều loại gia vị như quế, hồi, gừng hành nướng, thảo quả, nửa thìa cà phê dấm (chỉ có nửa thìa thôi, hoặc 1/3, múc cả muỗng hay vắt cả quả chanh vào là hỏng rồi :doubt:) hoà quyện đạt đến sự cân bằng kì diệu khó nói thành lời. Vị ngọt thì tất nhiên đến từ xương ống, tuỷ bò, thịt được ninh chậm, nhừ mà không nát. Còn khi nếm một thìa nước dùng trong bát phở bò Nam Định, bác lại có những cảm giác khác. Phở bò Nam Định ngoài các gia vị cơ bản, còn ninh thêm nhiều gừng, mía gốc và đặc biệt là nước mắm cốt. Nước mắm khiến phở Nam Định đậm đà đặc trưng và hậu vị dai dẳng hơn hẳn phở Hà Nội, thực khách nào đã được nếm thử bát phở Nam Định chính hiệu thì khó mà quên được.


Nói chung, phở Hà Nội hay phở Nam Định đều có những nét đặc sắc riêng của nó, hoặc thực khách yêu thích một loại, hoặc có thể ăn được cả hai. Cả 2 loại đều là món ăn truyền thống giàu hương, sắc, vị độc đáo của nước mình, là đặc sản người Việt Nam có thể lấy làm tự hào.
Nhớ lần đầu tiên ra Hà Nội công tác, hăm hở đi ăn phở cho biết (chỗ khu tập thể Thành Công), đem tô phở ra húp 1 muỗng thì muốn xỉu ngang, ôi cái nước lèo nó kinh khủng thật, về sau nhìn cách bán mới biết là 1 tô múc cả muỗng bột ngọt. Từ đó muốn ăn phở vô quán phải nói chủ quán là không bỏ "mì chính", đập 1 hột trứng gà vào nước lèo mới ăn được. Ở HN lại hợp món bún chả, mùa lạnh thì thêm món ốc luộc, sau này về SG thì tháng nào cũng ăn vài lần bún chả ở đường Lê Văn Thọ, Gò Vấp của ông chủ quán người Hà Nội :doubt:
 
Nhớ lần đầu tiên ra Hà Nội công tác, hăm hở đi ăn phở cho biết (chỗ khu tập thể Thành Công), đem tô phở ra húp 1 muỗng thì muốn xỉu ngang, ôi cái nước lèo nó kinh khủng thật, về sau nhìn cách bán mới biết là 1 tô múc cả muỗng bột ngọt. Từ đó muốn ăn phở vô quán phải nói chủ quán là không bỏ "mì chính", đập 1 hột trứng gà vào nước lèo mới ăn được. Ở HN lại hợp món bún chả, mùa lạnh thì thêm món ốc luộc, sau này về SG thì tháng nào cũng ăn vài lần bún chả ở đường Lê Văn Thọ, Gò Vấp của ông chủ quán người Hà Nội :doubt:
Không có quốc thực hả quý anh
 
Thì là hành lá đó còn gì quý anh. Phở nào mà không bỏ, trong nam thì thêm đĩa rau.
Phở ở đâu thì phục vụ theo đó, như trong nam còn cho cả đường vào ngọt vãi…
Dân ở trỏng lúc nào cũng bị ám ảnh bởi mỳ chính ( bột ngọt ) nhưng các món ăn hay cho nhiều đường. Nghe nói còn cho đường vào giả cầy :sweat:

via theNEXTvoz for iPhone
 
Nhớ lần đầu tiên ra Hà Nội công tác, hăm hở đi ăn phở cho biết (chỗ khu tập thể Thành Công), đem tô phở ra húp 1 muỗng thì muốn xỉu ngang, ôi cái nước lèo nó kinh khủng thật, về sau nhìn cách bán mới biết là 1 tô múc cả muỗng bột ngọt. Từ đó muốn ăn phở vô quán phải nói chủ quán là không bỏ "mì chính", đập 1 hột trứng gà vào nước lèo mới ăn được. Ở HN lại hợp món bún chả, mùa lạnh thì thêm món ốc luộc, sau này về SG thì tháng nào cũng ăn vài lần bún chả ở đường Lê Văn Thọ, Gò Vấp của ông chủ quán người Hà Nội :doubt:
Tôi cũng thích bún chả chứ không mê phở. Nói đến bún chả thì ở đất HN tôi ăn phải vài chục quán rồi, từ nổi tiếng như Đắc Kim Hàng Mành, Hàng Quạt, Sinh Từ, cho đến dân dã như hàng bún vỉa hè vô danh nằm lọt thỏm trong ngõ, cả quán chỉ kê được đúng 1 cái bàn nhựa. Bún chả là món ruột của tôi, nói về bún chả chắc phải 2 trang giấy mất nên thôi :byebye:
 
Dân ở trỏng lúc nào cũng bị ám ảnh bởi mỳ chính ( bột ngọt ) nhưng các món ăn hay cho nhiều đường. Nghe nói còn cho đường vào giả cầy :sweat:

via theNEXTvoz for iPhone
Đang làm ở Vinhome GrandPark đây, mấy quán ăn sáng cho anh em công nhân quán nào cũng để sẵn trên bàn 1 hũ đường, ai muốn ăn ngọt thì bỏ thêm vào. Mình ăn quán từ Nam chí Bắc thì chỉ có các quán bán cho người miền Tây thì hay có hũ đường trên bàn để khách tự nêm nếm thêm :doubt:
 
các bác đừng bỉ bôi quá làm gì,
ng ta cũng phải cố gắng thu hút du lịch thôi chứ giờ làm ăn buôn bán gì nữa
 
Back
Top