Vua của các món mì nước.

Tui thích mì quảng nhất. Với lại dạo này đang mê bún quậy phú quốc, bác nào đang chán ăn, ko muốn ăn thịt thà dầu mỡ, muốn ăn thanh đạm chút nhưng vẫn ngọt nước thì nên thử món này.
 
mì tàu khô tóp mỡ + tô lòng phèo các kiểu is the best
Ao5ktfU.png
 
Tôi nghĩ chắc không có nước nào mà các món mì nước lại đa dạng như ở Việt Nam. Chúng ta đa dạng từ tên gọi cho đến cách chế biến và hương vị.

Về tên gọi, chúng ta có phở, bún, miến, mì, cao lầu, hủ tiếu, bánh canh... đếm sơ sơ ra cũng có chục loại rồi.
Mà mỗi loại thì nó lại có nhiều biến thể khác nhau. Như phở thì có phở bò, gà, sốt vang, tái, chín, nạm, gầu...
Còn bún thì nhiều biến thể hơn như bún bò, bún gà, bún thang, bún hải sản, bún cá rô, bún đậu...
Tương tự với miến, chúng ta cũng có miến bò, gà, vịt, ngan, lươn....
Thậm chí cùng là tên 1 món ăn nhưng lại có nhiều cách chế biến khác nhau. Ví dụ như Bún bò Huế thì cách chế biến ở Huế hoàn toàn khác xa cách chế biến ở Hà Nội, lại càng khác bún bò Huế ở Sài Gòn. Kiểu như bún bò Huế ở Huế sẽ chỉ dùng sợi bún nhỏ, còn ở HN và SG thì dùng sợi to.

Và thú vị nhất có lẽ là món phở. Dù rằng nguyên liệu thịt để nấu không đa dạng như bún, chỉ loanh quanh bò với gà. Thế nhưng cách chế biến và hương vị thì lại vô cùng phong phú. Với mỗi vùng miền khác nhau thì chúng ta lại có thể gặp 1 hương vị hoàn toàn khác biệt, không lẫn vào đâu được.
Ví dụ như phở bò. Chúng ta có bò tái, bò chín, nạm, gầu, bắp, lõi hoa, tái lăn... Đã thế cách thưởng thức mỗi vùng mỗi khác, ví dụ như có vùng thì chuyên cho thêm nước mắm, có vùng thì ăn kèm phải có rau sống, giá đỗ...

Thành ra, đôi khi chúng ta tới thành phố khác và ăn món phở thân thuộc bỗng dưng sẽ thấy không còn thân thuộc nữa. Bởi khẩu vị của vùng đất mới hoàn toàn xa lạ với mình. Cái này nếu ai hiểu chuyện thì sẽ gọi đó là sự tôn trọng khác biệt trong văn hóa, còn ai lèng èng thì sẽ mở miệng chê phở chỗ đó ăn như db.

Tóm lại, món mì nước là 1 trong những đặc trưng văn hóa của Việt Nam, khiến chúng ta gần như không bị đồng hóa văn hóa với các nước khác. Ví dụ như Trung Quốc hay Nhật Bản, Hàn Quốc cũng có nhiều món mì nước, kiểu như Ramen hay Udon. Nhưng những món ăn đấy chưa bao giờ đi sâu vào cuộc sống của người Việt như 1 món ăn hàng ngày. Thi thoảng ăn thì thấy cũng ngon cũng được, gọi là đổi vị. Thế nhưng bảo hàng ngày hàng tuần ăn thì chưa chắc.

Mà thật sự thì bản thân các món mì nước này nó cũng chỉ có sức sống ở từng địa phương của nó, chứ rất ít món vươn được ra nơi khác. Ví dụ ngoài Bắc là hiếm thấy chỗ nào bán Hủ tiếu, còn trong Nam thì muốn kiếm quán Bánh canh Ghẹ hay Miến lươn là cũng đỏ mắt chứ chả chơi. Có lẽ Bún Bò Huế, Phở bò là 2 món đi được xa nhất rồi, tuy nhiên cũng phải thay đổi hương vị cho phù hợp với khẩu vị nơi ở mới, chứ giữ nguyên như ở quê hương của nó thì chắc là chả ai ăn.

Tôi vẫn nhớ ở HN ăn Bún bò Nét Huế quen mồm, sau có bọn Món Huế ăn cũng tàm tạm, rồi O Xuân gì đó cũng na ná cách nấu mặc dù hương vị có khác biệt. Thế nhưng tới lúc vào Huế thì tìm khắp cả thành phố không thấy quán nào bán bún bò như mấy quán ở Hà Nội luôn, lạ một cách khó lý giải, dù rằng mấy quán đã nêu toàn là người gốc Huế mở.
Bài viết hay, đầu tư nhiều kiến thức thực phẩm sâu rộng.
 
Bây giờ nhiều người thích ăn kiểu phồn thực nên các món bún phở bị lái đi đủ kiểu rồi. Nhiều thứ pha tạp với mình nhìn như cám lợn hổ lốn. So với Trung, Thái, Nhật thì các món bún, sợi của VN là mất gốc nhất. Tôi hay đi qua 3 nước trên thì các món ăn của nó ko biến thể nhiều như VN.

1 món ăn đơn giản như bún riêu, mà giờ cho đủ thứ trứng non, trứng vịt lộn, tóp mỡ, giò tai, riêu, ốc chả ra tấm ra món gì. Tất nhiên là có nhu cầu thì có đáp ứng thôi.

Hay như món súp cua, một món ăn lót dạ mang tính ăn chơi của người SG khi ra HN nó trở thành 1 bát cám lợn thế này.

Nhiều người cứ nói: ko thích topping thì đừng gọi là xong. Nhưng ko nhé, thường các quán hổ lốn đó thì họ chỉ tập trung vào càng nhiều những thứ hổ lốn đó mà không bao giờ biết được tại sao món ăn gốc nó ko cần có topping nó đã rất ngon rồi.

IMG_3090.png
 
Last edited:
Bây giờ nhiều người thích ăn kiểu phồn thực nên các món bún phở bị lái đi đủ kiểu rồi. Nhiều thứ pha tạp với mình nhìn như cám lợn hổ lốn. So với Trung, Thái, Nhật thì các món bún, sợi của VN là mất gốc nhất. Tôi hay đi qua 3 nước trên thì các món ăn của nó ko biến thể nhiều như VN.

1 món ăn đơn giản như bún riêu, mà giờ cho đủ thứ trứng non, trứng vịt lộn, tóp mỡ, giò tai, riêu, ốc chả ra tấm ra món gì. Tất nhiên là có nhu cầu thì có đáp ứng thôi.

Hay như món súp cua, một món ăn lót dạ mang tính ăn chơi của người SG khi ra HN nó trở thành 1 bát cám lợn thế này.

Nhiều người cứ nói: ko thích topping thì đừng gọi là xong. Nhưng ko nhé, thường các quán hổ lốn đó thì họ chỉ tập trung vào càng nhiều những thứ hổ lốn đó mà không bao giờ biết được tại sao món ăn gốc nó ko cần có topping nó đã rất ngon rồi.

View attachment 2299809
Ẩm thực là sở thích, ko có đúng sai. Bạn ko nên dùng sở thích của mình áp đặt lên người khác, nhất là món ăn cho người lại so sánh với cám lợn
 
Bây giờ nhiều người thích ăn kiểu phồn thực nên các món bún phở bị lái đi đủ kiểu rồi. Nhiều thứ pha tạp với mình nhìn như cám lợn hổ lốn. So với Trung, Thái, Nhật thì các món bún, sợi của VN là mất gốc nhất. Tôi hay đi qua 3 nước trên thì các món ăn của nó ko biến thể nhiều như VN.

1 món ăn đơn giản như bún riêu, mà giờ cho đủ thứ trứng non, trứng vịt lộn, tóp mỡ, giò tai, riêu, ốc chả ra tấm ra món gì. Tất nhiên là có nhu cầu thì có đáp ứng thôi.

Hay như món súp cua, một món ăn lót dạ mang tính ăn chơi của người SG khi ra HN nó trở thành 1 bát cám lợn thế này.

Nhiều người cứ nói: ko thích topping thì đừng gọi là xong. Nhưng ko nhé, thường các quán hổ lốn đó thì họ chỉ tập trung vào càng nhiều những thứ hổ lốn đó mà không bao giờ biết được tại sao món ăn gốc nó ko cần có topping nó đã rất ngon rồi.

View attachment 2299809
Cái này nó thể hiện cái quốc tính của dân mình đó là cái gì cũng thích chế cháo cho phù hợp nhu cầu và sở thích, chứ không quan tâm tới nguyên bản nó là cái gì.
Điều này khiến cho chúng ta dù bị đô hộ 1000 năm nhưng vẫn không bị đồng hoá và mất đi bản sắc. Nhưng nhược điểm là chúng ta làm gì cũng bị manh mún và phân mảnh
 
Ẩm thực là sở thích, ko có đúng sai. Bạn ko nên dùng sở thích của mình áp đặt lên người khác, nhất là món ăn cho người lại so sánh với cám lợn

Tôi thấy nó giống cám lợn thì bảo nó giống cám lợn thôi.
Vì bài này đang nói về ẩm thực thì tôi thấy với cái kiểu thích thích thì mix này thì VN cũng chả phải điểm đến ẩm thực với bản sắc ẩm thực này nọ như báo chí xứ lừa vẫn đang bốc phét.
Nhìn sang Thái Lan, dân nó quanh đi quẩn lại sống bằng 2-3 món chính như pad Thái, Tomym, hủ tiếu, cơm lợn nướng mà khách du lịch nó bu đầy mọi thời điểm trong năm.
 
Bây giờ nhiều người thích ăn kiểu phồn thực nên các món bún phở bị lái đi đủ kiểu rồi. Nhiều thứ pha tạp với mình nhìn như cám lợn hổ lốn. So với Trung, Thái, Nhật thì các món bún, sợi của VN là mất gốc nhất. Tôi hay đi qua 3 nước trên thì các món ăn của nó ko biến thể nhiều như VN.

1 món ăn đơn giản như bún riêu, mà giờ cho đủ thứ trứng non, trứng vịt lộn, tóp mỡ, giò tai, riêu, ốc chả ra tấm ra món gì. Tất nhiên là có nhu cầu thì có đáp ứng thôi.

Hay như món súp cua, một món ăn lót dạ mang tính ăn chơi của người SG khi ra HN nó trở thành 1 bát cám lợn thế này.

Nhiều người cứ nói: ko thích topping thì đừng gọi là xong. Nhưng ko nhé, thường các quán hổ lốn đó thì họ chỉ tập trung vào càng nhiều những thứ hổ lốn đó mà không bao giờ biết được tại sao món ăn gốc nó ko cần có topping nó đã rất ngon rồi.

View attachment 2299809

Chuẩn. Đơn cử như món mì gói với tôi ngon khi topping ít hơn mì, còn topping nhiều hơn mì (ví dụ 1 gói mì mà kèm nguyên con tôm hùm to hay ngập thịt bò) thì nó k còn ngon của vị mì nữa....K còn là mì bò nữa mà là bò mì

Hoặc bánh canh ghẹ, cơm tấm cũng vậy..cơm chút xíu mà đồ mặn wa trời thì het ngon, ăn cơm xong nhưng đồ mặn ăn chưa xong
 
mỗi món có vị ngon riêng nhưng nếu để ngày nào cũng ăn ko ngán thì chắc là phở
Tôi thì thích hủ tiếu, thời đi làm cho 1 tiệm điện thoại, sâng thì ăn linh tinh trưa ăn cơm còn tối thì ăn hủ tiếu, hầu như nếu hôm nào mà bà bán hủ tiếu bả nghỉ thì tôi mới ăn cái khác còn đâu cứ chiều tắm rửa xong ra làm 1 tô, liên tiếp 3 năm.
 
T vẫn thích ăn hủ tiếu mì hơn. Nhưng phải nấu theo kiểu người hoa hồi xưa kìa. Giờ mấy thế hệ sau nấu biến tấu từa lưa, ăn ko ngon nữa.
 
T vẫn thích ăn hủ tiếu mì hơn. Nhưng phải nấu theo kiểu người hoa hồi xưa kìa. Giờ mấy thế hệ sau nấu biến tấu từa lưa, ăn ko ngon nữa.

Ùa hủ tiếu mỳ của người Hoa ngon, nhưng giờ vô SG thì thấy có thêm món này món kia cho thêm vào. Trong các món nước tôi thích nhất hủ tiếu người hoa, nước ngọt thanh mà không phải ngọt kiểu mì chính như miền Bắc. Tôi ở HN nhưng ko thích ăn phở chút nào. May ở HN có vài quán người Hoa bán hủ tiếu mỳ ngon 😋
 
ở miền tây người ta còn lấy nước lọc chan vào cơm để ăn nè, thậm chí còn bỏ thêm nước đá, vào ăn cho mát lạnh
Trước giờ mới biết có Trung Địa, giờ lại cả Tây Tạng nữa à? Xin visa khó ko fen?
 
Ùa hủ tiếu mỳ của người Hoa ngon, nhưng giờ vô SG thì thấy có thêm món này món kia cho thêm vào. Trong các món nước tôi thích nhất hủ tiếu người hoa, nước ngọt thanh mà không phải ngọt kiểu mì chính như miền Bắc. Tôi ở HN nhưng ko thích ăn phở chút nào. May ở HN có vài quán người Hoa bán hủ tiếu mỳ ngon 😋
Nước lèo chuẩn kiểu hủ tiếu người Hoa nấu rất cực. Hầm xương ống, hành tím rồi phải canh cho nước trong vắt nữa.
 
Vào Đà Nẵng thấy ko hợp mấy món mì, bún, phở, bánh canh,... trong này. Thích cách nấu ngoài HN hơn
 
Last edited:
Trc xem ở đâu nói vậy
có nha. Hôm vừa rồi mấy đứa nepan, hquoc nó rủ đi ăn quán hàn gọi món lẩu đéo gì cay cay đến cuối thằng chủ quán bảo để t trộn cơm cho chúng mày ăn. Xong nó cho cơm vào nhìn như nồi cám lợn chán đời vl.

via theNEXTvoz for iPhone
 
Back
Top