thắc mắc Dị ứng với FWD - dẫn động bánh trước

ý anh là anh chỉ nhận kèo khi tôi chấp nhận cái thực nghiệm không có ý nghĩa gì tới vấn đề đang tranh luận à???

cái thành phần vuông góc của anh nó là cái gì vậy? tôi nhìn thấy một cái vector lực, anh diễn giải giùm tôi xem cái vector xanh dương của anh nó là lực gì? vector vàng là lực gì? vector đen là lực gì?
Đen là trọng lực của cái xe, tức là anh cho toàn bộ cái xe lên cái cân, nó cho kết quả bao nhiêu cân thì bằng đấy lực
Xanh dương và vàng là các lực thành phần của đen, vector vàng + vector xanh dương = vector đen. Không phải tôi chỉ nhận kèo không có ý nghĩa thực tiễn, mà thực tế nó phải vậy khi nói đến lực ma sát với bất kỳ bài toán vật trên mặt phẳng nghiêng nào kể cả xe. Anh có thể hỏi bạn bè, ai dạy vật lý họ đều sẽ phân tích lực thành phần như vậy
 
ý anh là anh chỉ nhận kèo khi tôi chấp nhận cái thực nghiệm không có ý nghĩa gì tới vấn đề đang tranh luận à???

cái thành phần vuông góc của anh nó là cái gì vậy? tôi nhìn thấy một cái vector lực, anh diễn giải giùm tôi xem cái vector xanh dương của anh nó là lực gì? vector vàng là lực gì? vector đen là lực gì?
1633966405331.png

còn tại sao tôi đòi phải đo vuông góc, vì định nghĩa lực ma sát, tỷ lệ thuận với áp lực, là lực vuông góc với 2 bề mặt tiếp xúc
tôi có nói: bài toán ma sát phải tìm phản lực (áp lực) là vì vậy đó
 
View attachment 811117
còn tại sao tôi đòi phải đo vuông góc, vì định nghĩa lực ma sát, tỷ lệ thuận với áp lực, là lực vuông góc với 2 bề mặt tiếp xúc
tôi có nói: bài toán ma sát phải tìm phản lực (áp lực) là vì vậy đó
à hehe, thế thì tôi lại hỏi nốt phát nữa là cái lực màu vàng kia là lực gì?
 
tôi đề xuất kèo đơn giản thế này cho nhanh, đỡ phải vẽ vời:
  • chọn 1 xe thôi, cầu trước hay cầu sau tùy các anh.
  • cho đi tiến và đi lùi lên dốc, nếu không kiếm được dốc đủ cao thì cho kéo thêm xe khác.
  • ghi nhận kết quả là đi tiến hay đi lùi lên dốc mà có nhiều lực kéo hơn - tức là xe di chuyển được không bị cháy lốp/hoặc là kéo được xe khác lên - thì là cầu trước hoặc sau khỏe hơn.
Lý do lấy cùng 1 xe vì kẻo có anh thua kèo lại đổ do xe mình chọn thiết kế ngu hơn xe đối thủ.
Đừng anh nào so đo số tiến hay lùi khỏe hay yếu hơn ở kèo này nhé, tôi chửi đấy.
anh cứ bình tĩnh đi, tôi thấy anh ta đang chuẩn bị sụp hầm giờ đấy :D
 
ý anh là anh chỉ nhận kèo khi tôi chấp nhận cái thực nghiệm không có ý nghĩa gì tới vấn đề đang tranh luận à???

cái thành phần vuông góc của anh nó là cái gì vậy? tôi nhìn thấy một cái vector lực, anh diễn giải giùm tôi xem cái vector xanh dương của anh nó là lực gì? vector vàng là lực gì? vector đen là lực gì?
và tôi không nhận kèo với cái cân của anh, vì tôi là 1 kỹ sư chuyên về cân, weighing scale các loại, đặc biệt là cân xe tải. Tôi biết khi anh đặt cái cân nằm nghiêng, loadcell/ cảm biến tải nằm nghiêng là cái cân không còn chính xác nữa. Thực tế không giờ được đặt 1 cái cân nằm nghiêng bất kỳ loại cân gì và ở đâu, cân xe tải, cân bàn, cân sàn, cân phòng lab, phải dùng nivo để cân lại. Trong bất kỳ trường hợp nào tôi sẽ không nhận 1 cái kèo rủi ro như thế. anh "cân" cái xe nghiêng mới là cực kỳ phi lý và phi thực tế
 
và tôi không nhận kèo với cái cân của anh, vì tôi là 1 kỹ sư chuyên về cân, weighing scale các loại, đặc biệt là cân xe tải. Tôi biết khi anh đặt cái cân nằm nghiêng, loadcell/ cảm biến tải nằm nghiêng là cái cân không còn chính xác nữa. Thực tế không giờ được đặt 1 cái cân nằm nghiêng bất kỳ loại cân gì và ở đâu, cân xe tải, cân bàn, cân sàn, cân phòng lab, phải dùng nivo để cân lại. Trong bất kỳ trường hợp nào tôi sẽ không nhận 1 cái kèo rủi ro như thế. anh "cân" cái xe nghiêng mới là cực kỳ phi lý và phi thực tế
a ha ha thế này có chết không chứ, tự nhận là chuyên gia về cân nhé =]]

thế thì tôi hỏi chuyên gia một phát:

có phải nếu tôi đặt cái cân nằm phẳng trên mặt đường, trên dốc, tức là nghiêng so với phương của trọng lực, thì cái cân lúc ấy đang đo cái lực màu xanh dương của anh, đúng không?
 
à hehe, thế thì tôi lại hỏi nốt phát nữa là cái lực màu vàng kia là lực gì?
là thành phần song song của vector màu đen, tôi không nói rồi sao? anh để cái xe nằm trên mặt ngang thì nó đứng yên, vì trọng lực trùng với thành phần vuông góc của nó và không có thành phần song song nào
Còn anh đưa cái xe lên dốc thì trọng lực (đen) nó chia ra thành 2 thành phần: phần song song màu vàng chính là thứ kéo cái xe có xu hướng trôi xuống dốc, còn thành phần vuông góc (xanh dương) là thành phần làm cái xe bám đường. còn nếu đến dựng thảng đứng lên thì không còn thành phần vuông góc nữa mà chỉ còn thành phần song song, anh cứ treo lủng lẳng 1 vật song song với cái tường xem nó có bám tường không
 
Anh, tôi vẽ lại hình của anh nghiêng hẳn cho anh thấy, điểm đặt tôi cũng cho lên cao hẳn lên nóc xe. Tôi đã nói trong bất kỳ trường hợp nào tôi chỉ nhận kèo khi anh Kacee có phương pháp đo thành phần vuông góc, là thành phần gây ra ma sát bám đường, tức là cái vector N1 xanh dương kia. Còn anh cho vật nghiêng đi trên dốc rồi cân thẳng đứng thì ai chơiView attachment 811088


Hổng kiến thức quá bạn ơi.

Đầu tiên là để giải bài toán lực thì đặt nó vào trạng thái cân bằng. Tức là giả sử nó đang đứng yên hoặc đang chuyển động không gia tốc nhé.

Khi đó biểu đồ vector lực như thế kia còn thiếu 2 vector lực ma sát đặt vào 2 điểm tiếp xúc của bánh trước và bánh sau. Sau này vẽ ra bạn sẽ thấy hợp lực của 2 lực ma sát và phản lực mặt đường sẽ ra 1 vector hướng chính xác thẳng đứng lên trên. Có thể phần này bạn học còn chưa kĩ.


Tiếp theo là xét đến phương trình momen, chọn gốc tính momen là trung điểm 2 vết lốp nhé. Khi đó tay đòn của phản lực bánh trước và tay đòn của phản lực bánh sau bằng nhau. Và khi nó bằng nhau như thế thì chênh lệch momen do 2 lực này tạo ra tỉ lệ với chênh lệch của 2 lực luôn nhé.

Nếu giả sử 2 lực này bằng nhau thì momen tạo ra của 2 lực sẽ bằng nhau và ngược chiều coi như khử nhau. Momen của vector thành phần vuông góc của trọng lực đặt vào trọng tâm cũng đi qua trung điểm coi như cũng bằng 0 vì tay đòn = 0 nhé. Thế còn lại thành phần song song mà bạn phân tách ra, nó có độ lớn của lực và tay đòn dương. Như vậy tồn tại 1 momen. Vậy là xe không cân bằng rồi bạn ơi.


Cứ tự nghiên cứu thêm đi, bài toán này hết sức cơ bản, hoặc mai mang lên hỏi lại thầy vật lý đi.
 
là thành phần song song của vector màu đen, tôi không nói rồi sao? anh để cái xe nằm trên mặt ngang thì nó đứng yên, vì trọng lực trùng với thành phần vuông góc của nó và không có thành phần song song nào
Còn anh đưa cái xe lên dốc thì trọng lực (đen) nó chia ra thành 2 thành phần: phần song song màu vàng chính là thứ kéo cái xe có xu hướng trôi xuống dốc, còn thành phần vuông góc (xanh dương) là thành phần làm cái xe bám đường. còn nếu đến dựng thảng đứng lên thì không còn thành phần vuông góc nữa mà chỉ còn thành phần song song, anh cứ treo lủng lẳng 1 vật song song với cái tường xem nó có bám tường không
anh nói nhảm cái gì vậy??? vector màu vàng với vector màu đen song song với nhau????

cái hình trong post dưới này nhé, kẻo tôi với anh lại đang nói hai hình khác nhau...
Anh, tôi vẽ lại hình của anh nghiêng hẳn cho anh thấy, điểm đặt tôi cũng cho lên cao hẳn lên nóc xe. Tôi đã nói trong bất kỳ trường hợp nào tôi chỉ nhận kèo khi anh Kacee có phương pháp đo thành phần vuông góc, là thành phần gây ra ma sát bám đường, tức là cái vector N1 xanh dương kia. Còn anh cho vật nghiêng đi trên dốc rồi cân thẳng đứng thì ai chơiView attachment 811088
 
a ha ha thế này có chết không chứ, tự nhận là chuyên gia về cân nhé =]]

thế thì tôi hỏi chuyên gia một phát:

có phải nếu tôi đặt cái cân nằm phẳng trên mặt đường, trên dốc, tức là nghiêng so với phương của trọng lực, thì cái cân lúc ấy đang đo cái lực màu xanh dương của anh, đúng không?
đúng, nhưng nó chịu thêm cả thành phần song song (màu vàng) nữa, anh phanh cái xe giữa dốc, kê lên 1 cái cân tức là thành phần song song ấy tác động lên cái cân rồi. Tôi chẳng đã nói sao, không được phép đặt cân nằm nghiêng vì load cell không được thiết kế để chịu những thành phần lực không đâm thẳng xuống trụ chịu lực như thế
 
anh nói nhảm cái gì vậy??? vector màu vàng với vector màu đen song song với nhau????

cái hình trong post dưới này nhé, kẻo tôi với anh lại đang nói hai hình khác nhau...
vector màu vàng là lực thành phần song song (với) mặt phẳng (của) vector đen. Tôi nói thành phần song song, hay vuông góc là của vector đen và với mặt phẳng. Mệt ghê
 
đúng, nhưng nó chịu thêm cả thành phần song song (màu vàng) nữa, anh phanh cái xe giữa dốc, kê lên 1 cái cân tức là thành phần song song ấy tác động lên cái cân rồi. Tôi chẳng đã nói sao, không được phép đặt cân nằm nghiêng vì load cell không được thiết kế để chịu những thành phần lực không đâm thẳng xuống trụ chịu lực như thế
tức là cái cân có thể cân được lực vuông góc với mặt cân????

giờ tôi dán một cục gạch lên cái cân, để dưới đất thì được 1kg, treo cái cân (kèm cục gạch) lên tường thì nó sẽ ra bao nhiêu? tôi không cần anh trả lời chính xác, chỉ cần trả lời có đáng kể hay không là được...
 
thôi
Hổng kiến thức quá bạn ơi.

Đầu tiên là để giải bài toán lực thì đặt nó vào trạng thái cân bằng. Tức là giả sử nó đang đứng yên hoặc đang chuyển động không gia tốc nhé.

Khi đó biểu đồ vector lực như thế kia còn thiếu 2 vector lực ma sát đặt vào 2 điểm tiếp xúc của bánh trước và bánh sau. Sau này vẽ ra bạn sẽ thấy hợp lực của 2 lực ma sát và phản lực mặt đường sẽ ra 1 vector hướng chính xác thẳng đứng lên trên. Có thể phần này bạn học còn chưa kĩ.


Tiếp theo là xét đến phương trình momen, chọn gốc tính momen là trung điểm 2 vết lốp nhé. Khi đó tay đòn của phản lực bánh trước và tay đòn của phản lực bánh sau bằng nhau. Và khi nó bằng nhau như thế thì chênh lệch momen do 2 lực này tạo ra tỉ lệ với chênh lệch của 2 lực luôn nhé.

Nếu giả sử 2 lực này bằng nhau thì momen tạo ra của 2 lực sẽ bằng nhau và ngược chiều coi như khử nhau. Momen của vector thành phần vuông góc của trọng lực đặt vào trọng tâm cũng đi qua trung điểm coi như cũng bằng 0 vì tay đòn = 0 nhé. Thế còn lại thành phần song song mà bạn phân tách ra, nó có độ lớn của lực và tay đòn dương. Như vậy tồn tại 1 momen. Vậy là xe không cân bằng rồi bạn ơi.


Cứ tự nghiên cứu thêm đi, bài toán này hết sức cơ bản, hoặc mai mang lên hỏi lại thầy vật lý đi.
Thôi thế này, cứ giả định xe 1000kg, khoảng cách giữa trọng tâm và trục trước là 10 cm, với trục sau là 200 cm. dốc nghiêng 10 độ, xe dừng. anh vẽ force diagram ra rồi tính ma sát bánh trước và bánh sau đi cho nó dễ, tôi xem:))
 
Biểu đồ lực đầy đủ đây nhé.

Giải bài toán cân bằng này thì phải có 2 cái cân bằng là lực và momen nhé. Thử làm cân băng momen tại gốc O là ra nhé. Dân lý nhìn phát là ra ngay cần gì nhiều chữ.

1633967965193.png
 
tức là cái cân có thể cân được lực vuông góc với mặt cân????

giờ tôi dán một cục gạch lên cái cân, để dưới đất thì được 1kg, treo cái cân (kèm cục gạch) lên tường thì nó sẽ ra bao nhiêu? tôi không cần anh trả lời chính xác, chỉ cần trả lời có đáng kể hay không là được...
tôi không bảo nó đo được thành phần song song, nhưng nó ảnh hưởng đến độ chính xác của thành phần vuông góc vì các yếu tố nội tại của load cell (creep, linearity, hysteresis...). Tôi sẽ không nhận cái kèo rủi ro mà tôi không nắm được đấy thế thôi, tiền cả
 
tôi không bảo nó đo được thành phần song song, nhưng nó ảnh hưởng đến độ chính xác của thành phần vuông góc vì các yếu tố nội tại của load cell (creep, linearity, hysteresis...). Tôi sẽ không nhận cái kèo rủi ro mà tôi không nắm được đấy thế thôi, tiền cả
thì nhận kèo test thực tế đi, vẽ lằm vẽ lốn.
 
Biểu đồ lực đầy đủ đây nhé.

Giải bài toán cân bằng này thì phải có 2 cái cân bằng là lực và momen nhé. Thử làm cân băng momen tại gốc O là ra nhé. Dân lý nhìn phát là ra ngay cần gì nhiều chữ.

View attachment 811174
thay số ra kết quả luôn đi bạn
với lại anh móc cái vào cái bánh trước để đo lực thì trục xoay là bánh sau chứ không phải gốc O nhé, và ngược lại. Xe nào xoay quanh cái trục O bao giờ
 
thay số ra kết quả luôn đi bạn
với lại anh móc cái vào cái bánh trước để đo lực thì trục xoay là bánh sau chứ không phải gốc O nhé, và ngược lại. Xe nào xoay quanh cái trục O bao giờ

Hình như bạn không phải dân vật lý? Thế thì tranh luận hơi lệch rồi. Mình nói luôn là mình không liên quan gì đến kèo của bạn và anh kacee kia. Mình chỉ chỉ ra cho bạn cái sai của bạn thôi.

Tại sao mình biết bạn không phải dân vật lý? Vì biểu đồ lực trên nhìn phát học sinh lớp 10 chuyên lý nó cũng bật được ra ngay rồi. Cái thứ hai là bạn không hiểu được với cân bằng momen thì chọn gốc nào không quan trọng. Đã là cân bằng thì chọn gốc nào cũng phải cân bằng, chọn gốc nào khiến cho phương trình của mình đơn giản đi có lợi cho tính toán mà thôi. Cái này nếu không phải dân vật lý thì không hiểu được.

Kèo này mình tư vấn cho bạn nên rút êm. Vì bạn cầm chắc phần thua. Còn mình, mặc dù chẳng ưa gì anh kacee, va chạm mấy lần rồi nhưng mình tham gia vào đây vì cái đúng và 1 phần nữa là giúp bạn hiểu đúng cái mà bạn đang hiểu sai mà thôi.
 
tôi không bảo nó đo được thành phần song song, nhưng nó ảnh hưởng đến độ chính xác của thành phần vuông góc vì các yếu tố nội tại của load cell (creep, linearity, hysteresis...). Tôi sẽ không nhận cái kèo rủi ro mà tôi không nắm được đấy thế thôi, tiền cả
thì anh cứ trả lời cho tôi biết là nó ảnh hưởng ít hay nhiều, có đáng kể hay không, khoảng bao nhiêu %???

nên nhớ là cái cân mà đặt phẳng với mặt đường, tức là nghiêng với phương trọng lực, là đang đo chính cái lực anh đang đòi hỏi phải đo cho bằng được đấy nhé, cái lực anh gọi là áp lực lên mặt đường, ảnh hưởng trực tiếp tới ma sát ấy :)
 
tôi đề xuất kèo đơn giản thế này cho nhanh, đỡ phải vẽ vời:
  • chọn 1 xe thôi, cầu trước hay cầu sau tùy các anh.
  • cho đi tiến và đi lùi lên dốc, nếu không kiếm được dốc đủ cao thì cho kéo thêm xe khác.
  • ghi nhận kết quả là đi tiến hay đi lùi lên dốc mà có nhiều lực kéo hơn - tức là xe di chuyển được không bị cháy lốp/hoặc là kéo được xe khác lên - thì là cầu trước hoặc sau khỏe hơn.
Lý do lấy cùng 1 xe vì kẻo có anh thua kèo lại đổ do xe mình chọn thiết kế ngu hơn xe đối thủ.
Đừng anh nào so đo số tiến hay lùi khỏe hay yếu hơn ở kèo này nhé, tôi chửi đấy.

kèo này vẫn sai vì trọng tâm xe bị sai khi đi lùi. Chuẩn nhất là cho con nào 2 cầu có khả năng chạy trước - sau độc lập.

mà tên kia đang cạnh khoé việc diễn đạt thôi chứ ko cho tiền cũng ko dám vào kèo. Thực tế thì lên dôc trọng lực ko chia đều 4 bánh như khi đi ngang mà 2 bánh sau chịu nhiều lực hơn là chắc kèo, cứ cho ngồi full tải rồi cân áp suất 4 bánh ở vị trí cân bằng và khi lên dốc. Tôi cá cho các anh chơi 1 ăn 5 nó cũng ko dám chơi test thực tế áp suất bánh xe.

clip dẫn động trước leo dốc thì đây, nhìn thấy oải rồi cần gì test https://vt.tiktok.com/ZSeeMRFv3/
 
Back
Top